BVNTD

Bộ Công Thương được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung (sửa đổi)

     Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2011/QH12 được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong hơn 10 năm qua thực thi Luật này, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song thực tiễn thực thi cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế khó triển khai, trong đó có các hạn chế đến từ quy định của Luật.
 
     Trên cơ sở đó, ngày 03 tháng 7 năm 2019, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến nghị cho phép Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
     Ngày 22 tháng 01 năm 2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp đó, ngày 26 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW nêu trên. 
     Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hai văn bản quan trọng trên là giao Bộ Công Thương thực hiện tổng kết thi hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
     Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã khẩn trương tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua đề xuất này. 


     Ngày 06 tháng 5 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2021, trong đó nêu rõ: “Chính phủ cơ bản thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp chỉnh lý các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật bảo đảm cụ thể, rõ ràng và khả thi; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” 

     Ngày 27 tháng 8 năm 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo đó, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 năm 2022.
Ngày 24 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ Công Thương được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Thời hạn trình Chính phủ là trước ngày 10 tháng 6 năm 2022. 
Hiện tại, Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn thiện danh sách các thành viên thuộc Ban soạn thảo và Tổ biên tập cho dự án Luật nói trên./. 
 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương