edf40wrjww2News:News_Content
Vụ sáp nhập được dự định sẽ chính thức tiến hành vào 1 tháng 10 năm 2012, sẽ tạo ra một công ty sản xuất thép khổng lồ chỉ đứng thứ 2 sau công ty ArcelorMittal của Ấn độ và sẽ tạo ra khoản tiết kiệm trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Thông qua vụ sáp nhập này, các nhà sản xuất thép hướng đến mục tiêu tổ chức lại và tăng cường mạng lưới toàn cầu “để đáp lại nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới đối với thép và nhu cầu nội địa của các khách hàng Nhật Bản hoạt động tại nước ngoài,” 2 công ty này cho biết trong một tuyên bố.
Họ sẽ tập trung vào tổ chức lại và mở rộng cơ sở sản xuất, chế tạo, bán hàng ở các nước đang nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn độ và các nước Đông Nam Á.
Công ty mới, Tập đoàn Thép Nippon & Kim loại Sumitomo “sẽ nhằm đạt được công xuất sản xuất toàn cầu là 60 đến 70 triệu tấn bằng cách tăng thêm sự phát triển hoạt động tại nước ngoài của mình.”
Cạnh tranh toàn cầu trong ngành thép đã tăng mạnh trong những năm gần đây với nhu cầu tăng cao tại các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc nơi diễn ra các dự án xây dựng, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng hàng loạt.
Các nhà sản xuất ô tô, sản phẩm điện tử của Nhật Bản và các công ty khác cũng đã tìm kiếm để mở rộng sản xuất tại các thị trường nước ngoài để tìm kiếm nguồn cầu mạnh hơn, tăng trưởng hơn và bằng cách bảo vệ trước những rủi ro về ngoại hối.
“Chúng tôi sẽ tích cực mở rộng hoạt động ở nước ngoài,” Chủ tịch Tập đoàn Thép Nippon -Ông Shoji Muneoka cho biết, ông cho biết thêm rằng việc mở rộng toàn cầu là thiết yếu đối với vận mệnh của các nhà sản xuất thép trong ngành này.
“Bằng cách tích hợp năng lực về nhân sự, tài chính và nguyên liệu dựa trên các công nghệ hàng đầu thế giới, chúng tôi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn là khi tiến hành một mình khi chưa sáp nhập.”
Vụ sáp nhập, với tỷ lệ 0,735 cổ phiếu của Công ty Thép Nippon đổi được 1 cổ phiếu của công Ty Kim loại Sumitomo, sẽ là vụ đầu tiên trong ngành thép của Nhật Bản kể từ khi công ty đứng hàng thứ 2 của Nhật là Công ty cổ phần JFE được thành lập khoảng 10 năm trước đây.
Khi các cuộc đàm phán về vụ sáp nhập được công bố vào tháng 2, các nhà phân tích ngành đã hoan nghênh động thái này như một cách giúp gắn kết các tập đoàn của Nhật Bản lại với nhau.
Nicholas Smith, Giám đốc phân tích vốn của MFGlobal tại Tokyo, cho biết vụ sáp nhập là dấu hiệu của nhu cầu gia tăng của các nhà sản xuất thép để đạt được lợi thế do giá than, quặng sắt và các nguyên liệu thô khác để sản xuất thép đã chạm mức kỷ lục.
“Quy mô tăng sẽ giúp họ mạnh hơn trong việc đàm phán với các nhà cung cấp nguyên liệu thô- vì giá nguyên liệu tăng nhanh và mạnh đã thực sự làm giảm,” ông Smith cho biết.
“Vụ sáp nhập sẽ tạo cho Công ty Thép Nippon quy mô để xem xét việc mua lại các nhà cung cấp nguyên liệu thô, giống như các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã thực hiện,” ông Smith cho biết, lưu ý rằng sản xuất thép thô của Trung Quốc đã tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua.
Lợi nhuận trong ngành thép Nhật Bản đã bị ảnh hưởng mạnh bởi vụ động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 mà đã ảnh hưởng mạnh đến một khu vực sản xuất chủ yếu và làm giảm mạnh nhu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô, bên cạnh việc gây ra thiếu điện do thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.
Vào tháng 7, Công ty thép Nippon đã công bố lợi nhuận thuần của quý 1 là 29,09 tỷ yên, 8,4% cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng là do thuế thấp hơn.
Cùng thời điểm này, JFE cho biết lợi nhuận thuần của họ đã giảm 75% so với năm trước xuống còn 7,12 tỷ yên (91,4 triệu USD) trong quý 1.
Quặng sắt và than cốc, 2 nguyên liệu thô chính để sản xuất thép đã tăng giá mạnh trong những năm gần đây trong một thị trường thống lĩnh bởi 3 công ty lớn khai thác mỏ toàn cầu là Công ty BHP Billiton của Anh- Úc và Rio Tinto và Vale của Brazil.
Công ty Thép Nippon đã bị cả Moody’s và Standard & Poor’s cho xuống hạng vào tháng 6 do có lo ngại về khả năng sinh lời của công ty này trong bối cảnh giá cả hàng hóa leo thang.
Công ty có trụ sở tại Tokyo sản xuất thép chất lượng cao để sử dụng trong nhiều lĩnh vực toàn cầu với ngành sản xuất ô tô là khách hàng chính.
Nguồn: Bao An theo AFP