BVNTD

Đàm phán sáp nhập giữa Hitachi-Mitsubishi thất bại

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Việc trì hoãn đàm phán xảy ra sau khi có tin vào ngày 04 tháng 8 năm 2011 rằng 2 công ty này, với lịch sử hơn 100 năm, đã đang thảo luận về việc kết hợp hạn chế trong một số lĩnh vực kinh doanh như hoạt động năng lượng thế hệ mới và các lưới điện thông minh, với mục đích sau đó sẽ dẫn đến một vụ sáp nhập hoàn toàn.

Ngày 05 tháng 8 năm 2011 các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn do Hitachi muốn theo đuổi một vụ sáp nhập hoàn toàn trong khi Mitsubishi chỉ muốn kết hợp trong một số hoạt động có chọn lựa.

Ngày 05 tháng 8 năm 2011, một phát ngôn viên của Mitsubishi Heavy cho biết họ không có gì mới để thông báo ngoài chuyện họ không có kế hoạch đồng ý về vụ sáp nhập. Các lãnh đạo của Hitachi đã không sẵn sàng để đưa ra bình luận.

Ngày 5 tháng 8 năm 2011 cổ phiếu của cả hai công ty trên đã giảm do các nhà đầu tư biết được sự thất bại của các cuộc đàm phán. Cổ phiếu của Hitachi giảm 4% trong phiên giao dịch đầu giời trong khi cổ phiếu của Mitsubishi giảm 4,7%.

 “Cả Hitachi và Mitsubishi Heavy có một lịch sử lâu đời và điều đó có nghĩa là văn hóa doanh nghiệp của họ rất khác nhau, do vậy gây khó khăn cho một vụ sáp nhập,” ông Mitsuhige Akino, Giám đốc đầu tư tại Ichiyoshi Investment Management cho biết. Ông này cho biết thêm “Họ nên hướng đến một vụ sáp nhập hoàn toàn và nếu họ làm được thế, điều này sẽ là chất xúc tác cho các công ty khác của Nhật,”

Một vụ sáp nhập có thể tạo ra một công ty cơ sở hạ tầng có doanh thu 150 tỷ đô la chỉ đứng thứ hai sau công ty General Electric (Mã chứng khoán trên sàn New York NYSE là GE) và có thể tạo động lực cho việc cắt giảm chi phí, là điều cần thiết nếu hai công ty này muốn đương đầu được với đồng yên mạnh và cạnh tranh toàn cầu khốc liệt.

Hitachi, một tập đoàn có tầm vươn rộng với 900 công ty thuộc tập đoàn sản xuất mọi thứ từ nồi cơm điện đến lò phản ứng hạt nhân, dự báo doanh thu năm của năm kinh doanh này là 120 tỷ đô la Mỹ (9,5 nghìn tỷ yên). Tập đoàn này có 360 000 nhân viên.

Mitsubishi Heavy là nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Nhật, nhà thầu quốc phòng, nhà sản xuất tàu chính và là công ty hợp nhất hệ thống chính cho chương trình vũ trụ của Nhật Bản. Là một đối tác chính của công ty Boeing (Mã chứng khoán trên sàn New York là BA), công ty này có doanh số hàng năm khoảng 3 nghìn tỷ yên với 69 000 nhân viên trên toàn thế giới.

Cả hai công ty đã phải vật lộn nhiều năm để tạo ra lợi nhuận. Hitachi có được lợi nhuận thuần đầu tiên trong 5 năm trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Trong một thập kỷ vừa qua, công ty này đã lỗ tổng cộng là 14,3 tỷ đô la Mỹ so với một khoản lợi nhuận thuần là 160 tỷ đô la Mỹ trong cùng kỳ của General Electric. Mitsubishi Heavy, nhà sản xuất máy móc hạng nặng hàng đầu của Nhật Bản, vẫn đang thua lỗ trong lĩnh vực sản xuất máy bay và tàu biển của mình.

Một vấn đề chính trong việc thảo luận về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng giữa hai công ty là về các nhà máy điện hạt nhân.

Một vụ kết hợp có thể khiến Hitachi- công ty sản xuất các lò phản ứng nước sôi – tiếp cận được với công nghệ lò phản ứng áp lực nước của Mitsubishi Heavy, mà đã trở thành công nghệ nhiều nước trên thế giới lựa chọn.

Nhưng đối với Mitsubishi Heavy, thuận lợi có thể chỉ là ở quy mô mà việc kết hợp mang lại, điều này có thể giúp công ty này tránh được sự suy thoái trong ngành do các nước trên thế giới yêu cầu có các yêu cầu an toàn thắt chặt hơn sau vụ khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima.

Hitachi sẽ nghỉ vào tuần sau do kỳ nghỉ hè truyền thống Obon của Nhật Bản, còn Mitsubishi sẽ nghỉ vào tuần sau đó, nhà phân tích Yoshiharu Izumi của JP Morgan cho biết. “Điều này giúp họ có thời gian để suy nghĩ thêm. Vẫn có khả năng cho một vụ sáp nhập chung,” ông này cho biết.

Nguồn: Reuters

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương