BVNTD

Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

        Đây cũng là nội dung của buổi tọa đàm do Ban Quản lý Dự án – Bộ Tư pháp đã tổ chức vào ngày 28/2/2008 tại Hà Nội với chủ đề “Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế”

 

        Buổi toạ đàm có sự tham gia của Ông Nguyễn Đức Chính – Thứ trưởng Bộ tư pháp, Bà Đỗ Hoàng Yến – Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp và các đại diện đến từ Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Giáo dục – Đào tạo, các cơ quan báo chí… 


        Khai mạc toạ đàm, Bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp đã trình bày những nội dung cơ bản của Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, đề án chỉ ra rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp, điều này đặt các doanh nghiệp trước những những rủi ro về pháp lý. Bên cạnh đó, lợi ích phát triển kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế thị trường. Về lợi ích kinh tế, sự tham gia tích cực của các luật sư trong các dự án đầu tư, các giao dịch kinh doanh, thương mại không chỉ góp phần huy động nội lực mà còn thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, luật sư cũng góp phần giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, bảo đảm an toàn về pháp lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình thực hiện các giao dịch nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.  


       Bài tham luận của đại diện đến từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho rằng tư vấn pháp lý của luật sư phải đáp ứng kịp thời đòi hỏi của hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày càng mở rộng, đa dạng và phát triển đồng thời cũng là chỗ dựa tin cậy và hỗ trợ tốt cho các hoạt động quản lý điều hành của doanh nghiệp.    

 

       Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng – Trưởng VPLS Tư vấn Độc lập, Trọng tài viên PIAC cho rằng luật sư Việt Nam còn thiếu 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ông cũng đưa ra 1 số giải pháp để đào tạo luật sư có khả năng tham gia tư vấn và giải quyết tranh chấp quốc tế.

 

       Các đại biểu đến từ các Cơ quan, Bộ/ Ngành cũng đã thẳng thắn đưa ra những ý kiến từ nhiều góc độ khác nhau nhằm góp phần hoàn chỉnh nội dung của đề án. Trong tương lai, khi đề án của Bộ Tư pháp được triển khai và đi vào đời sống kinh tế, hy vọng rằng đội ngũ luật sư Việt Nam sẽ đủ khả năng, kinh nghiệm giúp các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp thành công hơn nữa trong tiến trình hội nhập WTO.

                                                                                                                                                            (Nguồn: CCID)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương