BVNTD

HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI) – LẦN THỨ HAI

Tiếp tục chuỗi hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Luật BVQLNTD (sửa đổi)), ngày 19 tháng 1 năm 2022, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) phối hợp với Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến về Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) lần thứ hai.

Hội thảo ghi nhận sự tham gia của các đại biểu đến từ Tổ Biên tập, Ban Soạn thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) và các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hội BVQLNTD) trên cả nước.

Với vai trò đồng chủ trì Hội thảo, Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CT&BVNTD và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch VICOPRO cho biết, Dự thảo được bổ sung và sửa đổi khá nhiều điểm liên quan đến Hội BVQLNTD và các Sở Công Thương, do đó ý kiến tham gia của các đại biểu là nguồn thông tin quan trọng, có đóng góp trực tiếp vào chất lượng của Dự thảo.

Hội thảo ghi nhận phiên thảo luận sôi nổi từ các đại biểu, trong đó, 100% các ý kiến phát biểu đều ủng hộ và nhất trí với nội dung của Dự thảo. Một số vấn đề cụ thể cũng đã được các đại biểu trao đổi, phân tích, như: khái niệm người tiêu dùng, việc luật hóa lĩnh vực bán hàng đa cấp, việc tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện bán hàng lưu động, đặc biệt tại khu vực nông thôn, việc tổ chức xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước giao, cơ chế đưa Hội BVQLNTD làm thành viên của Mặt trận tổ quốc tại địa phương nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Hội,… Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng Dự thảo có nội dung khá hoàn thiện khi bổ sung quy định quản lý những phương thức giao dịch mới, chưa được luật hóa như: các giao dịch đặc thù, việc bán sản phẩm, dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ, giới thiệu dịch vụ thường xuyên, bán hàng đa cấp,…

Ảnh: Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo

Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Trịnh Anh Tuấn cho biết, các Sở Công Thương và Hội BVQLNTD không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng Luật BVQLNTD (sửa đổi), mà còn có thể đóng góp vào việc xây dựng nghị định hướng dẫn, nghị định xử phạt. Cụ thể, quá trình thực thi pháp luật tại địa phương sẽ giúp phát hiện những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (có thể) chưa được quy định trong pháp luật hiện hành, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD trong tương lai.

Ảnh: Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CT&BVNTD chủ trì và cho ý kiến tại Hội thảo

Tiếp tục thực hiện chuỗi hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi), Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam  tổ chức Hội thảo với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trực thuộc và cá nhân có liên quan trong thời gian tới (hình thức trực tuyến).

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được đăng tải để lấy ý kiến hoàn thiện tại địa chỉ: http://legal.moit.gov.vn/du-thao-van-ban/18.html./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương