BVNTD

Khái quát hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ từ đầu năm 2012 đến quý 1 năm 2013

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content
Các điều kiện tín dụng dành cho các tập đoàn vững mạnh được cải thiện– và sự hợp nhất giữa các công ty kinh doanh hàng hóa, thực phẩm tiêu dùng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà bán lẻ đã đẩy mạnh những hoạt động còn bị đình trệ trong năm 2012, với số lượng và giá trị các thương vụ mua lại tăng cao chưa từng thấy kể từ thời kỳ trước khủng hoảng. Trong năm 2012, tổng cộng có 1.797 giao dịch đạt giá trị 259,3 tỉ USD, đánh dấu mức tăng trưởng 1% về khối lượng và 37% về giá trị so với năm trước.
Xu hướng về quy mô thương vụ
Trong lĩnh vực tiêu dùng (song song với lĩnh vực bán lẻ, bao gồm các ngành hàng thực phẩm và đồ uống, thời trang, y phục, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân, đồ gia dụng và hàng hóa xa xỉ), các thương vụ quy mô lớn có xu thế tăng đáng kể. Năm ngoái có 91 thương vụ được thông báo bao gồm các công ty có giá trị trên 500 triệu USD, so với 83 thương vụ năm 2011. Không giống như các doanh nghiệp nhỏ và vừa (với khả năng tài chính còn nhiều khó khăn), các công ty tiêu dùng lớn với chỉ số nợ hợp lý có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn với lãi suất thấp nhất trong lịch sử.
Trở ngại chính đối với các hoạt động M&A là việc thiếu các công ty mục tiêu tiềm năng và sự không chắc chắn về khả năng tăng trưởng trong tương lai tại các thị trường phát triển cũng như các thị trường mới nổi, ví dụ các thị trường phát triển có vai trò then chốt như Trung Quốc và Ấn Độ, Brazil đều ghi nhận sự suy giảm trong năm 2012. Ở khía cạnh tích cực, thái độ tiêu dùng đang dần được cải thiện và triển vọng tăng trưởng mạnh hơn tại Hoa Kỳ, tín hiệu về sự ổn định tại thị trường Châu Âu và sự hồi phục kinh tế tại các nước đang phát triển là dấu hiệu tốt cho các thương vụ giá trị lớn trong năm nay và các năm tiếp theo.
Triển vọng khu vực
Các thương vụ thất bại vì nguyên nhân địa lý có xu hướng chuyển từ Tây Âu sang Bắc Mỹ và các thị trường mới nổi, các giao dịch M&A khu vực Tây Âu bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế bất ổn và niềm tin tiêu dùng suy giảm.
Từ năm 2008 tới năm 2011, khu vực Tây Âu chiếm 41% các thương vụ M&A về giá trị, tuy nhiên trong năm 2012 và 2013 tỉ lệ này giảm còn 18%.  Trong cùng thời gian, hoạt động M&A khu vực Bắc Mỹ trong lĩnh vực tiêu dùng toàn cầu tăng từ 29% lên 42%, môi trường kinh tế ổn định và niềm tin tiêu dùng cải thiện rõ rệt, đặc biệt nếu so sánh với các thị trường kém phát triển xuyên Đại Tây Dương, là những yếu tố hỗ trợ các nhà đầu tư.
Các thị trường mới nổi đang ngày càng nổi lên như là một khu vực thu hút nhiều giao dịch M&A, ví dụ khu vực Mỹ Latinh tăng thị phần từ 7% lên 12% so với cùng kỳ và khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng từ 15% lên 19%.
Thực phẩm và đồ uống
Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống ghi nhận sự tăng đáng kể về giá trị giao dịch M&A trong năm 2012, được hỗ trợ bởi một loạt các giao dịch xuyên biên giới và số lượng lớn các công ty tách một phần hoạt động, với việc các doanh nghiệp tái cân bằng danh mục đầu tư để có vị trí tốt hơn, tận dụng cơ hội tại các thị trường và lĩnh vực tăng trưởng cao.
Xu hướng tách một phần hoạt động bao gồm việc nhà sản xuất thực phẩm Kraft Foods tách bộ phận kinh doanh tạp phẩm khu vực Bắc Mỹ nhằm tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cà phê và bánh kẹo có mức độ tăng trưởng nhanh hơn trên toàn cầu, hiện tại đang hoạt động dưới tên gọi Mondelez International. Xu hướng này cũng cần kể đến việc Sara Lee tách hoạt động chi nhánh Bắc Mỹ, chuyên về thịt đóng gói sẵn, nhằm tập trung vào hoạt động kinh doanh bánh kẹo và cà phê, hiện tại hoạt động như một công ty độc lập có tên D.E Master Blenders 1753. Tất cả các động thái nhằm đưa hoạt động kinh doanh chủ chốt vào một vị trí tốt hơn nhằm đầu tư vào nhãn hàng tăng trưởng nhanh, đặt biệt trong các thị trường mới nổi. Sự hưởng ứng của các cổ đông tích cực đã dẫn tới xu hướng các công ty với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như PepsiCo (nước ngọt và đồ ăn nhanh) và Unilever (thực phầm và chăm sóc cá nhân) cũng có xu hướng đi theo con đường tương tự.
Trong lĩnh vực thực phẩm, xu hướng chủ đạo hoạt động M&A là sự phát triển các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe và có lợi cho thể chất. Các nhóm hàng chủ chốt như sữa vi sinh và thực phẩm dành cho trẻ em đang được cải thiện thành phân khúc phát triển mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận, nhờ đó nhóm hàng này trở thành nhóm hàng mà các công ty thực phẩm lớn có nhu cầu cao. Tiêu biểu là thương vụ Nestle mua lại Pfizer-công ty dinh dưỡng trẻ em với giá 1,5 tỉ usd hay thương vụ mua lại công ty chuyên sản xuất thực phẩm bổ sung Schiff Nutrition International của Reckitt Benchkiser với 1,5 tỉ USD. Ở góc độ khác, sự phổ biến của các cửa hàng hoặc nhãn hiệu riêng, với niềm tin tiêu dùng yếu, đang thúc đẩy các công ty xây dựng thương hiệu lớn thoái lui khỏi các lĩnh vực có ít lợi thế để xây dựng và đổi mới thương hiệu. Đây là nhân tố mấu chốt khiến Sara Lee tách hoạt động kinh doanh sản phẩm thịt đóng gói sẵn, hay Unilever bán nhãn hiệu đậu phộng Skippy với 700 triệu năm 2013. Cùng lúc đó, các hãng khác đang tập trung vào phát triển quy mô nhằm huy động vốn cho nhu cầu ngày càng tăng về các thương hiệu cửa hàng, như việc Conagra mua lại Ralcorp với 6,74 tỉ USD.
Lĩnh vực đồ uống có cồn với số lượng các thương vụ M&A lớn nhất kể từ 20 năm qua trở thành khu vực có số lượng thương vụ lớn nhất trong ngành công nghiệp tiêu dùng. Đặc biệt phải kể đến phân khúc đồ uống bia, đang đạt đến khâu cuối cùng của giai đoạn củng cố hoạt động. Trong năm 2012, người ta đồn đại về thỏa thuận thay đổi hoàn toàn giữa hai công ty lớn nhất còn lại, như là SABMiller và AB InBev. Trong lúc đó, các công ty bia quốc tế tiếp tục thâu tóm nốt các tài sản còn lại trong thị trường mới nổi, với công ty bia AB InBev mua lại công ty Gupo Modelo của Mexico và Heineken mua lại công ty bia Châu Á Thái Bình Dương của Singapore. Việc mở rộng ra thị trường đang phát triển cũng là một nhân tố then chốt của các hoạt động M&A, dẫn đầu xu hướng là Diageo mua lại 53,4% cổ phiếu công ty United Spirits của Ấn Độ với 3,4 tỉ USD cũng như công ty Ypioca Agroindustrial của Braxin với 454 triệu USD.
Bán lẻ
M&A trong lĩnh vực bán lẻ ghi nhận sự giảm nhẹ về giá trị trong năm năm 2012, được hỗ trợ chủ yếu bởi các hoạt động của các công ty đầu tư tư nhân về cả khía cạnh mua và bán, tuy nhiên bị hạn chế bởi môi trường bán lẻ khó khăn tại các thị trường phát triển. Đối với nhiều nhà bán lẻ thực phẩm toàn cầu, bao gồm Carrefour và Tesco, sự sụt giảm trong các thị trường nội địa đồng nghĩa với sự mở rộng thông qua hoạt động mua lại đã bị trì hoãn do các công ty tái tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi và tách các đơn vị hoạt động kém hiệu quả.
Điển hình cho xu hướng này là trường hợp Carrefour bán hoạt động tại Colombia cho công ty Cencosud có trụ sở tại Chile với 2,6 tỉ USD đồng thời bán các chi nhánh phụ tại Indonesia, Malaysia và Hi Lạp. Về phần mình, Tesco nhượng lại cổ phiếu trong bộ phận kinh doanh thua lỗ tại Nhật Bản cho Aon và cuối cùng chấp nhận chuyển hướng sang Hoa Kỳ bằng việc thông báo hãng này đang tìm kiếm người mua các chi nhánh hoạt động chưa tốt của hãng, mặc dù chỉ mới gia nhập thị trường năm 2007 và chi tiêu hơn 1,5 tỉ USD nhằm thâm nhập lãnh thổ phức tạp này.
Các vấn đề xuất phát từ sự giảm cầu tại các thị trường trong nước đối với các công ty phương tây đã trở nên phức tạp hơn bởi ngày càng có nhiều khó khăn tại một số thị trường mới nổi đầy thử thách, đặc biệt là Trung Quốc. Tesco, Carrefour và Walmart đều đã đóng cửa hàng tại Trung Quốc trong 12 tháng vừa qua và tạm dừng các kế hoạch mở rộng do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại thị trường này, dẫn tới doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng tại một số chi nhánh. Tại các thị trường phát triển, xu hướng chủ chốt trong hoạt động bán lẻ là sự chuyển hướng về phía các khu mua sắm nổi tiếng hơn và nhu cầu tiện lợi ngày càng tăng. Điều này ủng hộ các hoạt động của chuỗi cửa hàng tiện ích tại Bắc Mỹ của Alimentation Couche – Tard. Trong năm 2012, công ty này thực hiện một thương vụ mới trong chương trình mở rộng với việc mua lại công ty bán lẻ và khí đốt Statoil của Thụy Điển với 3,7 tỉ USD. Sức hấp dẫn của các cửa hàng phố lớn cũng góp phần làm tăng giá của Iceland Foods của Anh, được mua lại thông qua giao dịch mua đứt quyền quản lý hậu thuẫn bởi Brait SA và tập đoàn Landmark trong thương vụ trị giá 2,3 tỉ USD.
Một giao dịch gần đây là ví dụ nêu bật sự lớn mạnh của các giao dịch công ty đầu tư tư nhân trong lĩnh vực bán lẻ với vụ bán thành công 45% cổ phiếu chi nhánh dược phẩm Alliance Boots của Kohlberg Kravis Roberts’s cho công ty Walgreen tại Hoa Kỳ với 6,7 tỉ USD. Đây là thương vụ thoái vốn quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất trong năm và, nếu Walgreen sử dụng quyền chọn để mua lại 55% cổ phiếu còn lại, có thể đem lại lợi nhuận gấp 2,2 lần đầu tư ban đầu, mặc dù công ty đã đạt tới vị trí dẫn đầu thị trường hồi tháng 4 năm 2007.
Sự bùng nổ hoạt động của các công ty đầu tư tư nhân trong lĩnh vực bán lẻ cho thấy nhiều nhà đầu tư vốn tư nhân đang kỳ vọng sự cải thiện các điều kiện kinh tế và sự tăng thị thiếu tiêu dùng, tại cả Bắc Mỹ và các khu vực lớn mạnh khác tại Châu Âu. Các giao dịch vốn đầu tư tư nhân lớn phải kể đến như Thomas H.Lee Partners mua lại công ty bán lẻ Party City Holdings có trụ sở tại Hoa Kỳ với chi phí tổng cổng 1,7 tỉ USD và Leonard Green & Partners và TPG Capital đồng ý mua lại Savers Inc – chuỗi cửa hàng từ thiện có trụ sở tại Hoa Kỳ từ Freeman Spogli &Co với giá trị ước tính 1,6 tỉ USD.
Tại Châu Âu, công ty vốn đầu tư tư nhân toàn cầu Advent International và công ty mẹ Kreke Family đã chào ra công chúng 1,5 tỉ euro toàn bộ số cổ phẩn đang lưu hành của Tập đoàn Douglas AG – với 05 chi nhánh bán lẻ trên các lĩnh vực nước hoa, sách, trang sức, bánh kẹo và thời trang.
Các lĩnh vực tiêu dùng khác
Hoạt động M&A trong lĩnh vực tiêu dùng ngoài thực phẩm, đồ uống và bán lẻ đã đạt được đỉnh cao trong năm 2008 nhờ vào nhiều giao dịch trong ngành công nghiệp thuốc lá với trị giá hơn 145 tỉ USD. Nhờ sự hợp nhất mạnh mẽ trong lĩnh vực thuốc lá, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngoài thực phẩm, đồ uống, bán lẻ đã ổn định mặc dù ở mức thấp hơn. Trong năm 2012 hoạt động M&A trong các lĩnh vực này, bao gồm các nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân, hộ gia đình và đồ may mặc, giảm xuống 28,2 tỉ USD từ 37 tỉ USD trong năm 2011. Thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực này là thương vụ công ty PVH Corp – công ty sản xuất áo sơ mi lớn nhất thế giới, sở hữu một danh mục các nhãn hiệu Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Van Heusen mua lại đối thủ là nhà sản xuất đồ bơi và đồ lót The Warnaco Group-công ty chuyên sản xuất các thương hiệu như Calvin Klein và Speedo theo bản quyền trị giá 2,8 tỉ USD.
Sự hợp nhất các nhãn hàng đã là một chủ đề lớn trong lĩnh vực thời trang, lĩnh vực kính mắt và làm đẹp trong những năm gần đây, với xu hướng nhờ vào kinh tế quy mô trong sản xuất và phân phối cũng như được hỗ trợ bởi những lợi thế nhờ vào quy mô phụ trợ khi đàm phán với những người khách bán buôn chủ chốt như là các cửa hàng bách hóa tổng hợp. Các thương vụ khác điển hình cho xu thế này trong năm 2012 bao gồm giao dịch L’Oreal mua lại Urban Decay với 300 triệu USD, trong việc mua lại các nhãn hàng đã ngày càng trở thành thành trì vững chắc đối với các công ty đầu tư tư nhân. Trong năm 2012 giao dịch lớn thứ hai trong lĩnh vực tiêu dùng đồ uống và phi thực phẩm là giao dịch mua lại Collection Brands, sở hữu các nhãn hiệu giày Robeez và Airwalk, với giá 1,7 tỉ USD của tập đoàn tài chính sở hữu Blum Capital Partners và Golden Gate Capital cùng với Wolverine Worldwide, sở hữu các nhãn hàng Hush Puppies, Wolverine và Keds.
Các giao dịch vốn đầu tư tư nhân khác tập trung vào nhãn hàng thời trang bao gồm giao dịch mua đứt công ty phụ kiện Nixon từ Billabong International với 464 triệu USD cũng như giao dịch của The Carlyle Group mua lại 70% cổ phần của nhà tạo mẫu Ý Light Force từ DGPA Capital với giá trị ước tính 300 triệu euro.
Triển vọng
Sự giảm nhẹ các giao dịch M&A trong quý đầu cho thấy sự tạm lắng trên thị trường, đó có thể là sự tạm dừng để lấy lại sức bật sau sự bùng nổ hàng loạt các hoạt động trong quý 4/2012. Mặt khác, ba tháng đầu tiên của năm 2013 cũng cho thấy sự ổn định của các giao dịch lớn được tài trợ bằng vốn vay, minh chứng một điều rằng các công ty có rất nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng khi họ có niềm tin. Tiêu biểu cho xu hướng này là giao dịch trị giá 23,7 tỉ USD mua lại nhà sản xuất thực phẩm HJ Heinz bởi tập đoàn Berkshire Hathaway (BRK) và 3G Capital, được tài trợ vốn một phần bởi JP Morgan và Wells Fargo.
Niềm tin của các tập đoàn sụt giảm nhất ở Châu Âu, trong khi giao dịch mua lại Heinz chỉ ra các giao dịch tại Hoa Kỳ đã đang được cải thiện. Mặc dù vậy, thị phần các giao dịch M&A trong lĩnh vực tiêu dùng đã giảm trong những năm gần đây, Tây Âu dẫn đầu Bảng tổng hợp các giao dịch của Mergermarket cùng với khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 427 công ty được đăng bán trong cả hai khu vực.
Xét về lĩnh vực, lĩnh vực bán lẻ có số lượng công ty đăng bán nhiều nhất trong khu vực Châu Âu, được hỗ trợ bởi một số lượng lớn các đăng bán bắt nguồn từ lĩnh vực thuộc ngành may mặc. Tại Châu Âu, lĩnh vực đồ uống và thực phẩm vẫn là lĩnh vực “nóng”. Các giao dịch M&A duy trì ở mức cao là nhờ lĩnh vực đồ uống giải khát và thực phẩm tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng như thực phẩm sữa và thực phẩm sấy khô tại Bắc Mỹ.
Các thị trường mới nổi
Chiến lược nhằm vào các thị trường mới nổi được coi là một phần trong kế hoạch tăng trưởng của hầu hết các công ty tiêu dùng toàn cầu. Chỉ có một số công ty tiêu dùng được niêm yết công khai trên thị trường tài chính là không nhằm vào các thị trường mới nổi. Trong khi một số các công ty tiêu dùng lớn như Nestle và Unilever có lịch sử lâu đời hoạt động tại các thị trường mới nổi, một số nước khác mới đây đã bắt đầu tập trung nguồn lực đáng kể vào khu vực này. Và một số công ty thì đang dùng chiến lược mua lại để tăng cường hoạt động tại các thị trường mới nổi.
Các giao dịch M&A được lựa chọn thận trọng có thể thu được kết quả nhanh chóng ví dụ như sự thành công của các công ty Heineken và Heinz. Không lâu trước đó Heineken chỉ có sự hiện diện rất nhỏ tại thị trường mới nổi mà nhờ có việc mua lại bộ phận kinh doanh bia của công ty FEMSA Mexico và giao dịch mua lại nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương của Singapore, vị thế của Heineken tại khu vực này đã thay đổi. Trong khi đó, Heinz đã tăng sự hiện diện tại thị trường mới nổi từ 9% năm 2005 lên tới 21% năm 2012 nhờ vào chiến lược mua lại tại Mexico, Brazil và Nga. Có vẻ như sự tiến triển nhanh chóng và khả năng xây dựng thương hiệu Heinz tại một số thị trường tiêu dùng phát triển nhanh sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy Berkshire Hathaway và 3G Capital bỏ ra 23,7 tỉ USD để mua lại công ty hồi tháng 2 năm 2013.
Mong muốn phát triển tại các thị trường mới nổi rõ ràng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động M&A. Tuy nhiên, sau khi nhiều công ty đã tính toán chi phí, việc mở rộng hoạt động tại các thị trường mới nổi có thể chỉ là một kế sách và có thể không mang lại lợi nhuận tức thời. Tiêu hao nguồn lực ít thường có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn, trong khi nhu cầu cạnh tranh khốc liệt giành thị phần và phát triển các kênh phân phối yêu cầu có sự đầu tư đáng kể. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm khả năng báo cáo thấp hơn và các cơ chế phòng ngừa hối lộ tại các thị trường mục tiêu, trong khi các giao dịch liên doanh với công ty địa phương cần phải được cấu trúc cẩn thận nhằm tránh xung đột lợi ích. Công ty sữa Pháp Danone là một ví dụ về mối nguy này, công ty này đã buộc phải rút khỏi giao dịch liên doanh tại cả Trung Quốc và Ấn Độ sau khi gặp thất bại với các đối tác bản địa.
Tuy nhiên, các kết quả trong dài hạn vẫn có sức lôi cuốn. Số liệu của mergermarket tiết lộ rằng các giao dịch tại các thị trường mới nổi đã tăng đáng kể về giá trị để đạt tới mức cao 96,9 tỉ USD năm 2012, tăng 38% so với năm 2011. Trái lại, khối lượng thương vụ năm 2012 sụt giảm nhẹ so với năm 2011, sự gia tăng giá trị thương vụ được hỗ trợ bởi nhiều giao dịch trong lĩnh vực đồ uống có cồn. Giao dịch mua lại trị giá 20,1 tỉ USD mua lại Grupo Modelo của Mexico bởi AB InBev, hay giao dịch mua lại Star Bev trụ sở tại Séc bởi công ty Molson Coors tại Canada trị giá 3,5 tỉ USD; Heineken mua lại Công ty bia Châu Á Thái Bình Dương với 6,6 tỉ USD và Diageo mua lại 53% cổ phiếu của United Spirits của Ấn Độ với 3,4 tỉ USD. Sự tăng mạnh các hoạt động này cho thấy nhóm các công ty bia và thực phẩm chiếm 72% thương vụ nhằm vào các thị trường mới nổi về giá trị trong năm 2012, tăng từ 42% năm 2011 và 59% năm 2010.
Sự giảm tốc của khối BRIC ảnh hưởng tới hoạt động mua bán sáp nhập
Sự chậm lại trong hoạt động mua lại có thể là nguyên nhân gây ra sự suy giảm kinh tế đáng kể tại ba trong số bốn thị trường mới nổi. Sự tăng trưởng chậm hơn có thể gây mất bình tĩnh cho các nhà đầu tư doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư yêu cầu hiệu quả kinh tế bền vững để bảo đảm cho sự định giá cao đối với các công ty tiêu dùng trên thị trường mới nổi. Tại Trung Quốc, sự lo lắng khó về đích trong nửa cuối năm 2012 đã quá cường điệu hóa, tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế trong năm về tổng thể đã về đích ở mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ấn Độ, nước có mức thu nhập trung bình thấp nhất so với khác nước khác trong khối BRIC, đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP chỉ 4,0% trong năm 2012 (giảm từ 7,7% năm 2011). Brazil chỉ đạt mức tăng trưởng 0,8%, giảm từ 2,7% trong năm 2011 và 7,5% trong năm 2010, với sự vỡ bong bóng tín dụng và thiếu cầu trên toàn cầu đã gây ra sự suy giảm tăng trưởng của nước từng là một trong những thị trường tiêu dùng năng động nhất thế giới.
Nga là nước có khả năng phục hồi kinh tế mạnh nhất trong năm 2012, với tăng trưởng GDP đạt 3,4%, so với 4,3% năm 2011. Thị phần các giao dịch M&A khối BRIC của Nga tăng từ 16% năm 2011 lên 25% năm 2012. Ấn Độ cũng tăng thị phần từ 7% lên 28%. Mặc dù đầu tư tại Ấn Độ cũng bị cản trở bởi sự suy giảm kinh tế, vẫn có những yếu tố tích cực ghi nhận từ năm 2012 nhờ vào động thái chính trị khiến thị trường rộng mở cho hoạt động đầu tư. Động thái này bao gồm những thay đổi đối với luật đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ có thể góp phần mở lối cho các nhà bán lẻ toàn cầu mua lại các công ty dẫn đầu thị trường bản địa. Thị phần giá trị của Trung Quốc giảm từ 44% xuống 21%, trong khi Brazil giảm từ 34% xuống 28%.
Nhu cầu cao đối với tài sản tại Colombia, Mexico và Philippine
Xét về khu vực, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực đạt tỉ lệ giao dịch M&A cao nhất về giá trị, tuy nhiên khu vực Mỹ Latinh tăng trưởng cao nhất trong năm ngoái, với giá trị giao dịch M&A tăng 88% so với năm 2011. Cùng với sự suy giảm giao dịch tại Brazil, sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã được hỗ trợ bởi sự tăng mạnh nhu cầu tài sản tại Colombia và Mexico. Colombia đã nhanh chóng thiết lập được vị trí là một trong những thị trường tiêu dùng nhộn nhịp nhất khu vực, trong khi Mexico ngày càng trở lên hấp dẫn nhờ vào sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và triển vọng kinh tế tích cực trên nền tảng cải cách thuế và năng lượng. Cũng như giao dịch nhà sản xuất bia Grupo Modelo của Mexico mua lại Anheuser-Busch, 12 tháng qua đã ghi nhận thương vụ Censosud có trụ sở tại Chile mua lại quyền kiểm soát chi nhánh tại Colombia của Carrefour với 2,62 tỉ USD và nhà bán lẻ Hoa Kỳ Costco Wholesale đồng ý mua 50% cổ phiếu tại chi nhánh Mexico từ Controladora Comercial Mexicana với 759 triệu USD.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các quốc gia Indonesia, Philippine và Singapore đón nhận sự trì trệ do sự suy giảm tương đối của Trung Quốc. Lĩnh vực tiêu dùng của Indonesia từ lâu được coi là một trong những khu vực hấp dẫn nhất tại Châu Á, với số dân 242 triệu người và GDP bình quân đầu người dự đoán tăng từ 3.592 tới 5.569 USD trong sáu năm tới. Tuy nhiên, ở đây hoạt động M&A chịu ảnh hưởng bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa các công ty tiêu dùng đang tồn tại. Thương vụ lớn nhất bao gồm một công ty đa quốc gia của nước ngoài là Carrefour bán toàn bộ hoạt động tại Indonesia cho tập đoàn bản địa CT Corp trong một thương vụ trị giá 672 triệu USD. Sự thiếu tương đối hoạt động đầu tư vào trong nước có lẽ giải quyết những khó khăn mà các công ty nước ngoài đã có khi khai thác thị trường nơi có nhiều công ty tiêu dùng vẫn còn giữ vị trí thống lĩnh bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có tại quốc gia bản địa.
Ngược lại, Philippine kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ các công ty tiêu dùng toàn cầu với việc công ty Coca-cola FEMSA (công ty đóng chai Coca-Cola lớn nhất thế giới) đồng ý mua lại công ty đóng chai Coca-cola của Philippine với 689 triệu USD, đây là động thái đầu tiên của công ty hướng ra ngoài khu vực Mỹ Latinh và công ty sữa Hà Lan Royal FrieslandCampina mua quyền kiểm soát của tập đoàn sữa Alaska với 454 triệu USD như một phần của chiến lược giảm sự hiện diện tại thị trường lâu đời Châu Âu.
Các công ty có trụ sở tại thị trường mới nổi công bố lợi nhuận thấp trong các giao dịch mua lại tại thị trường phát triển
Sự mở rộng của FEMSA vào Philippin là một thương vụ đáng ghi nhận về giao dịch bắt nguồn từ công ty có trụ sở tại thị trường mới nổi. Tuy nhiên, năm 2012 hoạt động này khá im ắng, với giá trị các giao dịch giảm nhẹ so với năm 2011. Sự sụt giảm năm ngoái kết thúc xu hướng tăng bền vững về các giao dịch công ty mua thuộc thị trường mới nổi. Trong năm 2012, gần 90% giao dịch mua lại bởi các công ty mua thuộc thị trường mới nổi là nhằm vào các mục tiêu tại thị trường mới nổi.
Các giao dịch cùng cỡ lớn trong 12 tháng qua bao gồm giao dịch Embotelladora Andina của Chile mua lại đối thủ Embotelladoras Cola-Cola Polar với 956 triệu USD và Công ty đồ uống China Resources Snow nắm quyền kiểm soát tập đoàn Kingway Brewery của Trung Quốc với 864 triệu USD. Trong khi đã từng có một vài giao dịch tiêu biểu của các công ty mua từ thị trường mới nổi mua lại các công ty mục tiêu trong lĩnh vực tiêu dùng tại thị trường phát triển, bao gồm thương vụ công ty Bright Food có trụ sở tại Trung quốc mua lại thương vụ công ty sản xuất ngũ cốc tại Anh Weetabix với 1,2 tỉ USD. Sự hơn hẳn không thể phủ nhận của các thị trường tiêu dùng mới nổi chứng minh một điều không có gì ngạc nhiên là các công ty tiêu dùng thị trường mới nổi đang tranh đấu để chứng minh việc sử dụng nguồn lực nhằm mở rộng vào các thị trường phát triển tăng trưởng chậm hơn. Thực vậy, ngay cả thương vụ mua lại Weetabix hoàn thành một phần là nhờ lợi thế tận dụng thương hiệu mạnh của Phương Tây tại thị trường Trung Quốc, nơi có một số vụ tai tiếng về thực phẩm đã khiến người tiêu dùng quan tâm hơn về sự an toàn của các nhãn hiệu bản địa.
Lê Nguyễn (biên dịch)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương