edf40wrjww2News:News_Content
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế đó thì hoạt động M&A cũng tiềm ẩn những mối lo ngại cho môi trường kinh doanh khi các doanh nghiệp sáp nhập sẽ tạo ra sức mạnh thống lĩnh thị trường và ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy, kiểm soát các hoạt động mua bán và sáp nhập là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của cơ quan cạnh tranh. Trong quá trình đó, phân tích và điều tra là những yếu tố quan trọng giúp cơ quan cạnh tranh đưa ra quyết định có cho phép hay không các doanh nghiệp thực hiện vụ việc tập trung kinh tế.
Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao kỹ năng phân tích, xử lý vụ việc mua bán và sáp nhập cho các điều tra viên và các cán bộ liên quan, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã phối hợp với Ủy Ban Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (USFTC) và Bộ Tư pháp Liên Bang Hoa Kỳ (DOJ) tổ chức Khóa đào tạo về “Kỹ năng điều tra vụ việc mua bán và sáp nhập” từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 12 năm 2011, tại Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh.
Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên xây dựng và thực thi các quy định pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập, chính vì vậy các chuyên gia Luật và Kinh tế của Hoa Kỳ đã truyền đạt những kinh nghiệm điều tra cũng như kỹ năng thiết yếu để phân tích và thu thập chứng cứ thông qua xử lý vụ việc sáp nhập giả định. Xuyên suốt khóa học, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của các cán bộ điều tra và các chuyên gia kinh tế trong việc xác định thị trường sản phẩm liên quan cũng như những đưa ra nhưng lập luận trên cơ sở những chứng cứ đã thu thập được để từ đó đưa ra kết luận cho mỗi vụ việc tập trung kinh tế.
Học viên tham dự Khóa đào tạo bên cạnh cán bộ của Cục QLCT còn có đại diện của các cơ quan Bộ, Ban ngành có liên quan và giảng viên của các trường Đại học. Thông qua Khóa đào tạo, học viên tham dự đã có cơ hội tham gia vào các hoạt động phân tích và thảo luận Nhóm cũng như lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm thực tế của chuyên gia. Đây là nền tảng quan trọng giúp các cán bộ cơ quan cạnh tranh có thể tăng cường năng lực xử lý các vụ việc tập trung kinh tế tại Việt Nam.
Thanh Mai (Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế)