BVNTD

Kiểm soát các hoạt động mua bán sáp nhập – Kinh nghiệm của Thụy Sỹ

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Tham dự Hội thảo về phía Cục quản lý cạnh tranh có sự tham dự của Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh với tư cách là chủ tọa hội thảo, ông Cao Xuân Hiến, Ban điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Ban giám sát cạnh tranh. Về phía cơ quan cạnh tranh Thụy Sỹ có ông Rafael Corazza, Phó Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Thụy Sỹ, ông Marc Schroeder, Điều tra viên cao cấp, Ủy ban Cạnh tranh Thụy Sỹ, cùng đông đảo các đại biểu là đại diện của các Ban/ngành, Công ty Luật, Công ty Kiểm toán, Công ty Chứng khoán, các doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông.

Theo ông Rafael Corazza, qua nghiên cứu các báo cáo về tình hình M&A cũng như tốc độ phát triển kinh tế tại Việt Nam, có thể nhận định: xu thế M&A tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. T lệ doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước sẽ tăng lên và xu hướng thâu tóm cũng sẽ phát triển mạnh.

Bốn hình thức M&A được biết nhiều nhất trên thế giới là mua lại, hợp nhất, sáp nhập và liên doanh. Tùy theo thị phần sau sáp nhập mà người ta xác định vụ M&A thuộc hình thức nào và có vi phạm luật định hay không.

Theo ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Ban giám sát – Quản lý cạnh tranh Cục Quản lý cạnh tranh: Số vụ M&A ở Việt Nam tăng nhanh qua các năm: 2006 (38 vụ); 2007 (108 vụ); 2008 (146 vụ); 2009 (295 vụ) và năm 2010 là 345 vụ. Về quy mô giao dịch, tuy có sự giảm sút trong năm 2008-2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng năm 2010 cũng đã vượt lên 1,75 tỉ USD. Về nhóm ngành có hoạt động M&A ở Việt Nam, các ngành công nghiệp, năng lượng, tài chính, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng (chiếm 2/3 số vụ M&A) đều có các vụ sáp nhập quy mô lớn. Tuy nhiên phần đa các vụ này đều có thị phần kết hợp nhỏ hơn 30%, nên không thuộc đối tượng kiểm soát của Luật Cạnh tranh.

Đặc điểm M&A tại Việt Nam là có sự tham gia mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài; giao dịch quy mô thường nhỏ (35% số vụ dưới 5 triệu USD và 55% số vụ dưới 20 triệu USD). Số vụ doanh nghiệp Việt Nam đứng ra thâu tóm và bị mua là tương đương (tỉ lệ 40 – 40).

Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao những thông tin, kinh nghiệm mà cơ quan cạnh tranh Thụy Sỹ cung cấp, đồng thời khẳng định các vấn đề bàn luận trong Hội thảo là khá thiết thực trong bối cảnh hiện nay. Những kiến thức từ hội thảo sẽ là công cụ hữu ích giúp các đại biếu áp dụng trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh.
                                                                                                                                                                  Minh Đạt

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương