BVNTD

Kỹ năng phân tích, áp dụng phương pháp định lượng trong các vụ việc cạnh tranh- Kinh nghiệm từ phía các chuyên gia nước ngoài

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Khóa học có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh như: Ông Arnie Celnickers đến từ Ủy ban cạnh tranh OECD, Ông Matthew Weinberg đến từ Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (USFTC) và Bà Sara Ross đến từ Cơ quan cạnh tranh Anh. Về phía các học viên có các cán bộ của VCAD, Hội đồng cạnh tranh và các tổ chức liên quan.

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, bên cạnh phương pháp định tính thì phương pháp định lượng thường được sử dụng khi các Cơ quan quản lý cạnh tranh tìm hiểu những vấn đề thực tế cơ bản, quyết định tiến hành điều tra một vụ việc, xác định vấn đề và xây dựng giả thuyết, thu tập chứng cứ bổ xung nhằm củng cố hoặc bác bỏ giả thuyết đã đặt ra. Phương pháp định lượng, trong đó có kinh tế lượng dựa trên các kỹ thuật và suy luận thống kê để phân tích các dữ liệu được quan sát nhằm đánh giá các lý thuyết kinh tế và đưa ra dự đoán của các lý thuyết đó. Phương pháp này đã được sử dụng khá rộng rãi trong hoạt động điều tra của các cơ quan cạnh tranh tại một số nước trên thế giới nhưng lại là vấn đề khá mới ở Việt Nam. Do vậy, mục tiêu chính của khoa học là nhằm trang bị cho các cán bộ của Cơ quan cạnh tranh Việt Nam các công cụ lượng hoá kinh tế cơ bản hỗ trợ trong quá trình điều tra xử lý các vụ việc cạnh tranh, cụ thể là:

– Giúp các học viên có thể làm việc hiệu quả với các nhà kinh tế học trong các vấn đề liên quan đến phương thức định lượng;

– Giúp các học viên đọc và hiểu các phân tích định lượng;

– Giúp các học viên hiểu rõ hơn các phân tích định lượng được sử dụng trong hồ sơ doanh nghiệp nộp cho cơ quan cạnh tranh;

– Giúp các học viên lựa chọn phương pháp phân tích định lượng phù hợp trong khi xử lý các vụ việc cạnh tranh;

– Trang bị nền tảng cơ bản cho việc học tập các kỹ thuật định lượng nâng cao phục vụ cho công tác chuyên môn.

Tại khóa học, các học viên đã được nghe các bài giảng của chuyên gia, trong đó có sự kết hợp giữa phần trình bày lý thuyết như quy luật cung- cầu, xác định tính co giãn chéo của cầu theo giá, khái niệm và cách xác định thị trường, xác định thiệt hại tới hạn với các ví dụ thực tiễn và các bài tập tình huống giả định, từ đó giúp các học viên có sự hình dung và tiếp cận gần hơn với các vụ việc xảy ra trong thực tế. Ngoài ra, các học viên cũng có khoảng thời gian trao đổi và hỏi ý kiền chuyên gia về một số vấn đề vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc ở Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng tiếp thu những kiến thức đã được truyền tải.


      Thông qua các công cụ này, các điều tra viên có được định hướng đúng đắn và cụ thể hơn trong việc:

– Xác định thị trường liên quan;

– Xác định mức độ thiệt hại của các vụ việc cạnh tranh (sáp nhập, hợp nhất);

– Phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường;

– Cung cấp bằng chứng làm cơ sở để xác định các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh;

– Thu thập và quản lý thông tin.

Kết thúc khóa học, các học viên đều nhất trí về việc đạt được phần lớn các mục tiêu đặt ra từ đầu chương trình. Khóa học được đánh giá là cần thiết và có chất lượng trong việc cung cấp một số công cụ phân tích kinh tế hữu ích cho các điều tra viên Việt Nam khi xử lý các vụ việc cạnh tranh.

(Nguồn: CCID)

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương