BVNTD

Một số hướng dẫn doanh nghiệp đối với đăng ký hợp đồng theo mẫu/ điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng

      Thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) nhận được một số thắc mắc liên quan đến hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng (thuộc lĩnh vực viễn thông), cụ thể: (i) dịch vụ kênh thuê riêng có phải là dịch vụ truy nhập internet không; và (ii) doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung của dịch vụ kênh thuê riêng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi giao kết với người tiêu dùng hay không. Về vấn đề này, Cục CT&BVNTD làm rõ một số nội dung như sau: 
     Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”. Ngoài ra, Điều 19 Luật       Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. 
     Trên cơ sở đó, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) đã quy định các dịch vụ viễn thông phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm: 
     (i) Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; 
     (ii) Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau); 
     (iii) Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); 
     (iv) Dịch vụ truy nhập internet; 
     (v) Truyền hình trả tiền. 
     Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền thuộc danh mục nêu trên cần thực hiện và hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về viễn thông, truyền hình trả tiền với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương (tùy theo phạm vi áp dụng) trước khi giao kết với người tiêu dùng.
     Liên quan đến dịch vụ truy nhập internet, dịch vụ kênh thuê riêng, các dịch vụ viễn thông được phân loại và quy định tại các văn bản pháp luật về viễn thông như sau:
     Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định các dịch vụ viễn thông được phân loại thành hai nhóm bao gồm: (1) dịch vụ viễn thông cơ bản (trong đó có “dịch vụ kênh thuê riêng”) và (2) dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (trong đó có “dịch vụ truy nhập internet”). 
     Ngoài ra, Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phân loại các dịch vụ viễn thông tại Điều 3 quy định, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại  Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể, bao gồm: (1) dịch vụ viễn thông cố định và (2) dịch vụ viễn thông di động. Trong đó, (1) dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản (gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng;…) và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet…); (2) dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản (gồm:  dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin…) và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (gồm:  dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet…). 
     Để làm rõ, Thông tư số 39/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông tại Điều 3, Điều 4 đã quy định: “Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông: 1. Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; 2. Dịch vụ thông tin di động mặt đất; 3. Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông cố định mặt đất.” (Điều 3); và “Danh mục dịch vụ viễn thông phải thông báo việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông: 1. Các dịch vụ viễn thông cố định, bao gồm: a) Dịch vụ kênh thuê riêng; b) Dịch vụ truyền số liệu; c) Dịch vụ hội nghị truyền hình; d) Dịch vụ mạng riêng ảo….” (Điều 4).
     Như vậy, dịch vụ kênh thuê riêng và dịch vụ truy nhập internet là hai dịch vụ viễn thông khác nhau, theo đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kênh thuê riêng có sử dụng hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo việc áp dụng hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung đối với dịch vụ kênh thuê riêng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo (Cục Viễn thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) (khoản 1, Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-BTTTT). Ngoài ra, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật về viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kênh thuê riêng cần chủ động tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung để giao kết với chủ thể là người tiêu dùng.
     Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo để các doanh nghiệp liên quan thực hiện tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.
 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương