BVNTD

Nhìn lại các thương vụ M&A nổi bật giữa năm 2011

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

    Thương vụ M&A lớn nhất từ đầu năm nay đến nay là C.P Pokphand (CPP) – công ty sản xuất thức ăn gia súc có trụ sở tại HongKong – mua lại 70,82% cổ phần của CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam (CPVL) với giá 609 triệu USD.

    Cả CPP và CPVL đều là thành viên của Tập đoàn C.P có trụ sở tại Thái Lan.

    Thương vụ này được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp Việt Nam khi CPVL chiếm khoảng 20% thị phần thị trường bán thức ăn chăn nuôi, 77% trên thị trường chăn nuôi lợn công nghiệp và 30% trên thị trường chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam.

    Kết thúc năm 2010, CPVL đạt doanh thu sau kiểm toán gần 20,1 nghìn tỷ đồng, tức khoảng 1,04 tỷ USD, và lợi nhuận ròng là 964,6 tỷ đồng, tương đương 50,3 triệu USD.

        Sôi động trong lĩnh vực tài chính

    Hoạt động mua bán cổ phần trong ngành tài chính chiếm số lượng áp đảo, bao gồm tất cả các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

    Trong lĩnh vực chứng khoán, đáng chú ý nhất là việc CTCP Vincom (VIC) đã thoái toàn bộ 75% vốn tại CTCP Chứng khoán Vincom (VIX). Bên mua lại là các lãnh đạo của Tập đoàn Xuân Thành.

    Hiện tại, Chứng khoán Vincom đã được đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành.

    FLC Group mua lại 37% cổ phần của Chứng khoán Artex và cũng đổi tên công ty này thành Chứng khoán FLC.

    Citigroup mua 15% cổ phần của Chứng khoán Tầm Nhìn (HRS) – một công ty chứng khoán nhỏ đã lỗ 4 năm liên tiếp.

    Mới đây nhất, Tập đoàn Bảo hiểm lớn thứ 3 của Đức là Talanx công bố đầu tư 93 triệu USD mua 25% cổ phần của PVI.

    Đáng chú ý là mức giá mà PVI phát hành cho Talanx lên đến 36.000 đồng/cp – tức gấp đôi thị giá hiện tại của PVI.

    Trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank cho biết hiện ngân hàng này đang đàm phán để phát hành 15% cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản. Nếu thành công, giá trị của thương vụ này có thể lên đến vài trăm triệu USD.

    Được biết, Vietinbank cũng dự định bán 15% cổ phần cho Bank of Nova Scotia của Canada.

    Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất thời gian qua là “nghi án” có nhóm nhà đầu tư thâu tóm muốn “thâu tóm” ngân hàng Sacombank.

    Tuy vậy, kết cục vẫn chưa rõ ràng. Các cổ đông nội bộ của Sacombank đang có những động thái mua vào.

    Dragon Capital đã thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Sacombank và chồng của Phó Chủ tịch Sacombank đã mua vào gần một nửa số này.

    Công ty Dịch tiết kiệm Bưu điện – một công ty trực thuộc VNPost – đã được sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt và ngân hàng này đã đổi tên thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

        Những thương vụ giá khủng

    KKR – một trong những tập đoàn đầu tư private equity lớn nhất thế giới – đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của Masan Consumer.

    Mức giá mà KKR bỏ là hơn hơn 11 USD cho mỗi cổ phiếu, tức hơn 230.000 đồng/cp.

    Masan Consumer là công ty con của Masan Group (MSN), với ngành nghề chính là sản xuất nước chấm (Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử) và mì ăn liền (Omachi, Tiến Vua).

    Diageo cũng tiến hành “gom” 6 triệu cổ phần (30%) vốn của của CTCP Cồn rượu Hà Nội – Halico với giá 213.600 đồng/cổ phần, tức hơn 10 USD/cp.

    Diageo là công ty sở hữu các thương hiệu rượu Johnnie Walker, Smirnoff, Bailey… còn Halico có sản phẩm chủ lực là rượu Vodka Hà Nội.

    Một thương vụ “giá khủng” khác là CTCP Truyền thông VMG phát hành 1,6 triệu cổ phiếu cho hãng viễn thông Nhật Bản NTT Docomo với giá 150.000 đồng/cp.

    Được biết, NTT Docomo chi khoảng 370 tỷ đồng để nắm giữ 25% cổ phần của VMG.

    Trong lĩnh vực giải trí, hãng CJ-CGV của Hàn Quốc đã chi 73,6 triệu USD để mua lại 92% cổ phần của Envoy Media Partners (EMP).

    EMP sở hữu 80% cổ phần của Megastar Media – cụm rạp chiếu phim hàng đầu Việt Nam hiện nay.

    Tái cấu trúc các công ty trong tập đoàn

    Trào lưu sáp nhập các công ty trong cùng một hệ thống đang diễn ra mạnh mẽ.

    Cuối năm ngoái và đầu năm nay có các thương vụ sáp nhập của Kinh Đô, FPT và Vinpearl.

    Hiện tại, Hapaco Hải Âu (GHA) và Hapaco Yên Sơn (YSC) đang trong quá trình sáp nhập vào Tập đoàn Hapaco (HAP).

    Một số doanh nghiệp khác cũng lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên như Alphanam Đầu tư sáp nhập vào CTCP Alphanam (ALP); Sài Gòn Xanh sáp nhập vào Quốc Cường Gia Lai; Gỗ Trường Thành (TTF) hợp nhất một số công ty thành viên…

        Một số thương vụ khác:

    + Tập đoàn Fortis Healthcare của Ấn Độ thông báo chi 64 triệu USD để mua 65% cổ phần của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

    Trong thương vụ này, quỹ VOF thuộc VinaCapital bán 24% và giữ lại 4,9% cổ phần.

    Hoàn Mỹ là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất hoạt trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, hiện đang sở hữu 5 bệnh viện với 700 giường bệnh. Tháng 11 năm nay, công ty dự kiến sẽ đưa thêm 200 giường bệnh vào khai thác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Một thương vụ khác mà một doanh nghiệp ngoại cũng mua quá bán cổ phần của doanh nghiệp Việt là SEB (Pháp) mua lại 65% cổ phần của Quạt Việt Nam.

    Jollibee – tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại Philippine – đạt được thỏa thuận với Viet Thai International (VTI) để mua lại 49% bộ phận kinh doanh của VTI tại Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh tại Hongkong.

    Giá trị của thương vụ là 25 triệu USD và VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016.

    VTI là công ty sở hữu chuỗi cửa hàng café Highlands Coffee.

    + Sau Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) và Agifish (AGF), Thủy sản Hùng Vương (HVG) tiếp tục có thêm một thương vụ M&A nữa với Faquimex Bến Tre (FBT).

    + Hãng dược phẩm Stada mua thêm cổ phần và nắm giữ 49% cổ phần của Pymepharco.

    + VinaCapital mua 20% vốn của Quản lý quỹ Thép Việt và đầu tư 7,5 triệu USD vào Yến Việt.

    + Temasek đầu tư thêm 55 triệu vào trái phiếu hoán đổi của HAGL. Số trái phiếu này khi đáo hạn sẽ được hoán đổi lấy cổ phiếu của công ty Cao su HAGL. Năm ngoái, HAG cũng đã phát hành 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Temasek.

    + Giấy Sài Gòn phát hành 38% cổ phần cho 2 đối tác Nhật

    + Quỹ đầu tư Nhật Bản mua 25% cổ phần của Nutifood…

 

Lê Duy – Nguồn: M&A Network – Reuters

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương