BVNTD

Thông tin chi tiết vụ Nokia mua lại Alcatel-Lucent

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Công ty sau hợp nhất hy vọng sẽ trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai thế giới, sau công ty Ericsson của Thụy Điển, với tổng doanh thu toàn cầu vào khoảng 27 tỉ đô la Mỹ và phạm vi hoạt động trải rộng khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Các bên trong thương vụ đang đánh cược chắc chắn rằng, bằng sự hợp nhất các nguồn lực, sẽ có thể cạnh tranh tốt hơn đối với các hãng đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc và Châu Âu trong các hoạt động đấu thầu cung cấp các sản phẩm phần cứng và phần mềm viễn thông cho các hãng di động lớn nhất trên thế giới, trong đó bao gồm các hãng AT&T và Verizon của Mỹ, Vodafone và Orange của Châu Âu, và SoftBank của Nhật Bản.

Tuyên bố trên được đưa ra tiếp sau một tuyên bố trước đó rằng cả hai đang trong tiến trình đàm phán về một thương vụ có thể được coi là mới nhất trong số hàng loạt các vụ việc mua bán sáp nhập nằm trong chương trình tái cấu trúc nhanh lĩnh vực viễn thông.

Hãng Nokia cho biết đã thông báo trả 0,55 cổ phiếu mới cho mỗi cổ phiếu hiện tại của Alcatel-Lucent, bằng khoảng 1/3 mức thưởng trên giá cổ phần của công ty trước khi tin tức về thương vụ sáp nhập được đưa ra lần đầu tiên.

Giám đốc điều hành hiện thời của Nokia, ông Rajeev Suri, sẽ nắm quyền điều hành doanh nghiệp sau hợp nhất cùng với hy vọng việc tái cấu trúc sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi phí vào khoảng 1 tỉ đô la Mỹ mỗi năm kể từ năm 2019. Theo lời phát biểu của ông Suri, “kết hợp cùng nhau, Alcatel-Lucent và Nokia hướng tới vị trí dẫn đầu về công nghệ và dịch vụ di động cho thế hệ tiếp theo. Chúng tôi sẽ có sự hiện diện mạnh mẽ ở mọi nơi trên thế giới, trong đó gồm cả vị trí dẫn đầu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc”.

Thương vụ sáp nhập hy vọng sẽ được hoàn tất vào nửa đầu năm tới trong đó các cổ đông Nokia nắm giữ khoảng 66,5% cổ phần và phần còn lại do các nhà đầu tư của Alcatel-Lucent nắm giữ.

Do các loại điện thoại thông minh đã trở nên thông dụng toàn cầu và có sự phát triển rộng khắp của dịch vụ truy cập mạng internet nên những công ty chuyên cung cấp nhiều các loại linh kiện, thiết bị kết nối mạng tốc độ cao như Nokia và Alcatel-Lucent đã phải cạnh tranh rất nhiều nhằm duy trì lợi nhuận.

Thị phần và doanh thu trong lĩnh vực công nghệ viễn thông năm 2014

Công ty

Thị phần

Doanh thu (tỉ USD)

Ericsson

17,7%

29,9 tỉ đô la Mỹ

Huawei

16,1%

27,2

Alcatel-Lucent

8,7%

14,7

Nokia

8,2%

13,9

Cisco

5,6%

9,5

ZTE

5,1%

8,7

NEC

2,7%

4,6

Samsung

1,9%

3,2

Accenture

1,9%

3,2

IBM

1,8%

3,1

Ghi chú: Thị phần và doanh thu bao gồm dịch vụ mạng, phần mềm công nghệ và tất cả các dịch vụ liên quan khác.

Tổng doanh thu của Nokia và Alcatel-Lucent trong lĩnh vực công nghệ viễn thông năm 2014 là 28,6 tỉ đô la Mỹ, và tổng thị phần là 16,9%, lớn hơn hãng đang xếp ở vị trí thứ hai là Huawei của Trung Quốc. Thương vụ sáp nhập được thực hiện thành công giữa Nokia và Alcatel-Lucent sẽ hình thành hãng sản xuất các loại linh kiện, thiết bị viễn thông lớn thứ hai thế giới, vượt qua cả Huawei.

Do phải đối mặt với xu hướng giảm dần trong việc gia tăng chi tiêu của các hãng di động toàn cầu để nâng cấp các dòng điện thoại di động và mạng cáp truyền băng thông rộng, nên các nhà sản xuất thiết bị viễn thông đã bị buộc phải tái cấu trúc, cắt giảm nhân công và cải tổ lại các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm duy trì mức lợi nhuận.

Tuyên bố về thương vụ mua lại trên đây là bước đi mới nhất trong lịch sử phát triển của Nokia với một di sản lớn của sự hợp tác từ thế kỷ 19. Bản thân công ty đã từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới nhưng buộc phải bán đi nhà máy sản xuất máy nghe nhạc cầm tay cho Microsoft vào năm ngoái sau khi cạnh tranh không hiệu quả với các loại sản phẩm tương tự của Apple và Samsung.

Sau khi vào làm việc tại Nokia từ giữa những năm 1990, ông Suri, một công dân Ấn Độ, đã cải tổ và củng cố lại một cách thành công nhà máy chuyên sản xuất thiết bị viễn thông của công ty thông qua cắt giảm chi phí hoạt động và loại bớt hàng ngàn lao động dư thừa. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng Nokia đã dần từng bước tập trung nguồn lực vào lĩnh vực chuyên sản xuất thiết bị viễn thông mà hiện nay đang đóng góp khoảng 85% tổng doanh thu hàng năm cho công ty. Cũng vào hôm thứ Tư vừa qua, Nokia xác nhận thông tin đã chào bán bộ phận kinh doanh dịch vụ bản đồ kỹ thuật số – một đối thủ cạnh tranh của Google Maps. Bộ phận này hiện đang chiếm ít hơn 5% doanh số bán hàng hàng năm của công ty.

Riêng với bản thân công ty Alcatel-Lucent cũng chính là sản phẩm của một sự tranh đấu hợp nhất vào năm 2006 giữa công ty Alcatel của Pháp và Tập đoàn kỹ thuật Lucent của Mỹ, và việc chào bán cho Nokia là bước tiếp theo của một nỗ lực nhằm cải tổ lại các mảng hoạt động của công ty, được đưa ra từ năm 2013 cùng với việc cắt giảm tới 10.000 nhân công.

Cũng trong tuần này, nhiều tổ chức công đoàn tại Pháp đã bày tỏ quan ngại rằng thương vụ mua lại của Nokia có thể dẫn tới sự cắt giảm lao động với số lượng lớn tại nước Pháp.

Để xoa dịu và làm giảm bớt những lo ngại trên, cả ông Suri và ông Michel Combes – Giám đốc điều hành hiện tại của Alcatel-Lucent, đã có cuộc gặp gỡ trực tiếp với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Cung điện Élysée. Bộ Kinh tế của Pháp cũng đã thông tin cho biết sẽ ủng hộ vụ thương vụ sáp nhập này.

Thông thường Chính phủ Pháp sẽ trực tiếp can thiệp để không cho phép thực hiện hoặc đưa ra yêu cầu cho các thương vụ sáp nhập như vậy nhằm đảm bảo sự phù hợp với chính sách chung. Tuy nhiên, ông Hollande đã thể hiện một cách tiếp cận hài hoà trong cuộc gặp với các tổng giám đốc của hai công ty, theo đó ủng hộ mạnh mẽ các thương vụ sáp nhập cho phép tạo ra những doanh nghiệp mạnh của Châu Âu để đánh bại sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp của Trung Quốc.

Điều kiện được đưa ra trong thương vụ sáp nhập là vẫn phải đảm bảo tối đa số lượng việc làm tại Pháp và các hoạt động nghiên cứu phát triển của Alcatel-Lucent tại Pháp vẫn phải được tiếp tục duy trì mạnh mẽ.

“Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục tạo ra những giá trị và việc làm tại Pháp trên cơ sở hướng tới một sức mạnh chiến thắng trên phạm vi toàn cầu”, đó là lời phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của ông Emmanuel Macron, Bộ trưởng Bộ kinh tế, với tờ thời báo Les Echos của Pháp. Ông cũng phát biểu thêm “đó là bản chất tự nhiên của doanh nghiệp trong sự phát triển. Mục tiêu của tôi là trong vài năm nữa Nokia sẽ đưa ra quyết định muốn trở thành một doanh nghiệp của Pháp”.

Thái độ nhiệt thành ủng hộ của ông Macron đối lập rõ ràng với thái độ phản ứng tiêu cực từ người tiền nhiệm, ông Arnaud Montebourg, đưa ra trên mục những vấn đề đang quan tâm của Yahoo trên trang video Dailymotion vào năm 2013, và với đề xuất mua lại Alstom của Tập đoàn General Electric – một đại diện ngành sản xuất công nghiệp lớn nhất của Pháp chuyên sản xuất các thiết bị điện và các loại tàu cao tốc – đưa ra vào năm ngoái. Lý giải một phần cho điều này có lẽ ở chỗ ông Macron được đào tạo là một nhà đầu tư tài chính, trong khi ông Montebourg là một người ủng hộ các chuẩn mực thuộc cánh tả trong Đảng xã hội của ông Hollande.

Sự sáp nhập vào Nokia chứng tỏ rằng khi nhìn nhận dưới góc độ kỹ trị thì Alcatel-Lucent cần có sự giúp sức từ bên ngoài. Ngay từ khi mới được lập ra, công ty này đã luôn chao đảo do trải qua hết các cuộc khủng khoảng này đến cuộc khủng khoảng khác, đã cắt giảm nhiều việc làm và mất dần sức mạnh cạnh tranh trên một thị trường luôn có vận động phát triển một cách mạnh mẽ. Và viễn cảnh tương lai của công ty được dự báo cũng không có gì khả quan hơn.

Vấn đề hoạt động kém hiệu quả của Alcatel-Lucent từ lâu đã trở thành mối quan ngại của chính phủ, và vào năm ngoái ông Macron thậm chí đã nêu lên khả năng thực hiện một thương vụ nào đó với hãng Samsung. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với báo Les Echos, ông cho rằng “Nokia là một thương vụ tốt hơn”.

Nhiều nhà phân tích lên tiếng nghi ngờ về việc liệu Nokia có khả năng cắt giảm mạnh các hoạt động tại Pháp. Theo lời phát biểu của ông Neil Campling, một nhà phân tích thuộc tổ chức Aviate Global ở thủ đô London của Anh thì “Chính phủ Pháp không muốn Nokia cắt giảm việc làm tại Pháp”. Vì vậy ông cho biết thêm “đối với thương vụ sáp nhập, sẽ phải có sự cắt giảm nhiều việc làm. Tôi đang rất hoài nghi về việc điều này sẽ được thực hiện như thế nào”.

Phùng Văn Thành

(Theo thời báo New York Times: http://www.nytimes.com)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương