BVNTD

Toà án tối cao Delhi Ấn Độ ra phán quyết bác đơn của Monsanto Holdings Pvt Ltd liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ trong việc điều tra khiếu nại vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đối bằng sở hữu trí tuệ

18/08/2020

     Monsanta là một công ty chuyên về sản phẩm nông nghiệp lớn của Ấn Độ, sở hữu bằng sáng chế công nghệ sản xuất hạt bông Bt (công nghệ giúp cho hạt bông có khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh tại Ấn Độ). Monsanto nắm vị trí thống lĩnh trên thị trường công nghệ  sản xuất hạt bông Bt (99% lượng bông trồng ở Ấn Độ sử dụng loại hạt giống sản xuất bởi công nghệ Bt) đồng thời có vị trí thống lĩnh ở thị trường sản xuất và kinh doanh hạt bông của Ấn Độ. CCI nhận được đơn khiếu nại của Nuziveedu Seeds Ltd. (‘NSL’) và một số bên liên quan về việc Monsanto đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khi định giá nhượng quyền quá cao và có hành vi áp đặt điều khoản bất hợp lý trong thoả thuận nhượng quyền, cụ thể thỏa thuận yêu cầu NSL phải thông báo cho Monsanto nếu NSL và chi nhánh của NSL có bất kỳ thương lượng, giao dịch nào với đối thủ cạnh tranh của Monsanto. Trường hợp không thông báo sẽ dẫn tới việc Monsanto chấm dứt thoả thuận nhượng quyền.

     Việc Monsanto nắm vị trí thống lĩnh thị trường công nghệ sản xuất hạt bông Bt cũng như thị trường sản xuất và kinh doanh hạt bông tại Ấn Độ và có hành vi áp dụng điều khoản bất hợp lý trong thỏa thuận nhượng quyền thứ cấp khi yêu cầu đối tác cung cấp thông tin giao dịch với đối thủ cạnh tranh có khả năng gây tác động hạn chế sự phát triển công nghệ, vi phạm Điều 4 Luật Cạnh tranh. Với căn cứ trên, CCI đã tiến hành điều tra vụ việc.

     Trước động thái trên của CCI, Monsanto đã nộp đơn lên Toà án tối cao Delhi  phản đối việc CCI xử lý vụ việc và lập luận rằng CCI không có thẩm quyền xử lý vụ việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Monsanto cho rằng Luật Sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi liên quan đến hoặc xuất phát từ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, việc xử lý hành vi lạm dụng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ và CCI không có thẩm quyền xử lý vụ việc nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan quản lý về quyền sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc.

     Sau khi xem xét vụ việc, ngày 20 tháng 5 năm 2020, Toà án tối cao Delhi đã bác đơn của Monsanto, ra phán quyết rằng CCI có thẩm quyền điều tra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh đối với quyền sở hữu trí tuệ (sở hữu bằng sáng chế). Thẩm quyền này không mâu thuẫn với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Toà án phán quyết rằng CCI được giao nhiệm vụ kiểm soát hành vi phản cạnh tranh và với phạm vi này, chức năng của CCI khác biệt với chức năng của cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ cũng như những cơ quan quản lý ngành khác. Mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền quản lý việc ban hành bằng sáng chế nhưng Cục Sở hữu trí tuệ không có thẩm quyền điều chỉnh việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ hoặc những thoả thuận của những bên được cấp quyền sở hữu trí tuệ. Toà cũng nhấn mạnh rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ là khác nhau và không có sự chồng chéo cũng như mâu thuẫn giữa hai Luật này.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương