BVNTD

Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ “ Hiện trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh”

17/06/2022

Luật Cạnh tranh 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 thay thế Luật Cạnh tranh 2004. Với mục tiêu khắc phục những hạn chế, bất cập đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của môi trường kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển chung của pháp luật cạnh tranh trên thế giới, Luật Cạnh tranh 2018 được xây dựng trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả thực thi, có những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hoàn thiện quy định kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi, bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường đáng kể làm cơ sở xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.
Do mới ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh 2018 nên tại Việt Nam đến nay chưa có một nghiên cứu đánh giá có tính tổng thể và bao quát về thực trạng quy định và việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Thực tế cũng đã có một số bài báo hoặc các công trình nghiên cứu ở một góc độ nào đó về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004 nhưng các nghiên cứu đó đều chưa mang tính tổng thể. Đặc biệt trong bối cảnh Luật Cạnh tranh 2018 mới được ban hành có những sửa đổi, bổ sung liên quan tới kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh nên những nghiên cứu trước đây không còn nhiều ý nghĩa. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là xây dựng hướng dẫn thực thi quy định này, theo Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay chưa từng được thực hiện.
Ngoài nước
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cụ thể là các công trình nghiên cứu về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền khá nhiều. Tuy nhiên các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan tới việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh rất ít. Thực tiễn, pháp luật cạnh tranh/chống độc quyền ở các nước trên thế giới đều có các quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và ở nhiều nước trên thế giới đã xây dựng hướng dẫn thực thi các quy định này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách tổng thể chưa có.
Từ thực tiễn nêu trên, Đề tài khoa học “ Hiện trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng công tác thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam trong những năm vừa qua từ đó đề xuất giải pháp xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian tới.
Đề tài hướng tới mục tiêu tổng quát là học tập kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh để từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đề tài tập trung vào các nội dung chính sau:
Thứ nhất: Đề tài tập trung nghiên cứu về hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai: Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Singapore là các quốc gia, vùng lãnh thổ có tính chất đại diện.
Thứ ba: Đề tài đưa ra đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và các điều kiện áp dụng tại Việt Nam trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước.
Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng báo cáo trong đó phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh như một giải pháp giúp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh; xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh của một số nước trên thế giới; kinh nghiệm của một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam.
Nghiên cứu đ¬ưa ra một cách nhìn toàn diện, đầy đủ cả về cơ sở lý luận, quy định pháp lý và thực tiễn thực thi đối với hành vi hạn chế cạnh tranh tại một số quốc gia và tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, tham chiếu với pháp luật của một số nư¬ớc (và vùng lãnh thổ) trên thế giới về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, nghiên cứu xác định những kinh nghiệm cần thiết về xây dựng các hướng dẫn thực thi nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam.
Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh và các cơ quan có liên quan. Đề tài đưa ra những nghiên cứu tổng hợp các quy định pháp lý về pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, về pháp luật cạnh tranh, các kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan tới việc xây dựng hướng dẫn thực thi pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh tại một số quốc gia phát triển và quốc gia có nền kinh tế chính trị xã hội tương đồng với Việt Nam, giúp Bộ Công Thương, Chính Phủ có cơ sở dữ liệu về quy định pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật cạnh tranh.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Kết quả của nghiên cứu góp phần đề xuất chính sách mang tính chất kinh nghiệm trong việc xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Góp phần rèn luyện và nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu cho các cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài.
Đối với kinh tế – xã hội với môi trường: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp liên quan tới hành vi hạn chế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần đưa ra khuyến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan tới kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển, sáng tạo, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với cán bộ thực thi pháp luật cạnh tranh mà còn đối với nhiều cán bộ giảng dạy, sinh viên, luật sư, nhà nghiên cứu và các cá nhân, tổ chức khác có quan tâm. Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, cơ quan thực thi pháp luật hình sự. Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm trong các Viện nghiên cứu, trường đại học, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp.
Dưới đây là Báo cáo tóm tắt đề tài “ Hiện trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh” xin vui lòng tải về tại đây. 
Chủ nhiệm đề tài: Phùng Văn Thành
Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Hiện trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hướng dẫn thực thi quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh”./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương