BVNTD

Ủy ban Cạnh tranh Singapore (CCS) thông qua việc Công ty United Parcel Serviec (UPS) mua lại Công ty TNT Express

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Từ đầu tháng 3 năm 2012, UPS đã công bố ý định sẽ mua lại TNT Express. Việc mua lại này, đứng dưới góc độ kinh tế sẽ làm tăng thị phần của UPS tại Singpare lên đáng kể, khiến cho UPS lớn mạnh hơn, có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất tại thị trường này. Theo tính toán của cơ quan quản lý, thị phần kết hợp của UPS sau mua lại ở các mảng dịch vụ đều tăng, trong đó tăng cao nhất là thị phần về mảng đóng gói hàng hóa trọng tải nhẹ (chiếm từ 30 – 40%).

Trong khi đó, điều 34 Luật cạnh tranh Singapore quy định cấm đối với các thương vụ mua lại gây ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh đối với thị trường liên quan, cụ thể là nếu các doanh nghiệp mua bán và sáp nhập là đối thủ cạnh tranh của nhau và thị phần sau sáp nhập vượt 20% trên thị trường liên quan thì sẽ nằm trong diện cấm sáp nhập.

Do đó, nếu căn cứ theo Luật cạnh tranh Singapore, thì việc UPS mua lại TNT Express sẽ bị cấm do thị phần sau mua lại của UPS tại thị trường Singapore (được xác định là thị trường địa lý liên quan) về mảng dịch vụ đóng gói hàng hóa kích thước nhỏ lên tới 30 – 40%, vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

Tuy nhiên sau khi xem xét vụ việc, CCS đã quyết định thông qua vụ việc. Lý do mà CCS đưa ra là, tuy nằm trong diện cấm theo Luật cạnh tranh nhưng vụ việc sẽ không gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể đối với thị trường giao nhận vận tải và logistics Singapore, cụ thể như sau:

     + Thứ nhất, CCS khẳng định khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận tại Singapore có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp cũng như có khả năng thương lượng với các nhà cung cấp.

     + Thứ hai, đứng dưới góc độ hạn chế cạnh tranh, mặc dù thương vụ này có thể gia tăng rào cản gia nhập thị trường đối với các nhà cung cấp mới ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên bù lại sau thương vụ mua lại này, các doanh nghiệp đang hoạt động có khả năng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, đem đến cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

     + Thứ ba, thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải khác tại thị trường  Singapore , bao gồm FedEx và DHL, vẫn là tương đối lớn nên loại trừ nguy cơ UPS, sau khi mua lại, sẽ trở thành doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường .

     + Sau cùng là các quy định bắt buộc về đấu thầu trong cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ làm gia tăng rào cản cho các bên liên quan khi tiến hành các thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh.

     Với những xem xét và lập luận trên, CCS đi đến kết luận rằng việc UPS mua lại TNT Express sẽ không gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể nào đối với thị trường giao nhận vận tải và logistics của Singapore, do đó quyết định thông qua vụ việc UPS mua lại TNT Express.

           Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, Điều 16 quy định: hành vi mua lại doanh nghiệp là một trong các hình thức tập trung kinh tế. Tiếp theo, Điều 18 Luật này quy định tập trung kinh tế bị cấm khi thị phần kết hợp của doanh nghiệp tham gia tập trung chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.  Như vậy, việc UPS mua lại TNT Express, theo luật cạnh tranh Việt Nam, sẽ không bị cấm. Tuy nhiên, theo điều 20 của Luật này, các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện của các doanh nghiệp phải làm hồ sơ thông báo tới Cục quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành. Căn cứ vào các quy định trên của Luật cạnh tranh Việt Nam, vụ việc UPS mua lại TNT Express nếu tiến hành tại Việt Nam với các điều kiện tương tự, sẽ không nằm trong danh mục cấm nhưng sẽ thuộc diện phải thông báo tới Cục quản lý cạnh tranh để Cục xem xét trả lời trước khi tiến hành.

Ban Hợp tác quốc tế

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương