BVNTD

Ủy ban Cạnh tranh Singapore xử phạt hai công ty dịch vụ phà về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Hai công ty bị xử phạt là Công ty TNHH Phà nhanh Batam và Công ty TNHH Dịch vụ phà Penguin. Theo thông cáo báo chí của CCS, hai công ty nói trên đã thỏa thuận, trao đổi thông tin bí mật và nhạy cảm liên quan đến giá vé cung cấp cho các khách hàng thường xuyên và các đại lý vé đối với chặng hành trình Harbourfront – Sekupang và chặng Harbourfront – Trung tâm Batam.

Cũng giống như Luật Cạnh tranh Việt Nam, trước khi CCS ra quyết định cuối cùng, các bên liên quan có 06 tuần để đưa ra thông tin, chứng cứ phản bác lập luận của CCS. Sau khi CCS đưa ra quyết định cuối cùng, các bên có quyền kháng cáo lên Hội đồng phúc thẩm cạnh tranh trong thời hạn 08 tuần.

Luật Cạnh tranh Singapore được thông qua ngày 19 tháng 10 năm 2004 với ba hành vi phản cạnh tranh bị cấm, cụ thể như sau:

 – Thỏa thuận thạn chế cạnh tranh (Mục 34).

  Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (Mục 47);

– Tập trung kinh tế gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh (Mục 54).

Theo cáo buộc của Ủy ban Cạnh tranh Singapore, hai công ty nói trên bị buộc tội vì vi phạm Mục 34 – Luật Cạnh tranh Singapore. Trong đó, Luật Cạnh tranh Singapore cấm các hành vi thỏa thuận giữa các công ty dẫn đến nguy cơ giảm, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh. Cụ thể hơn, các thỏa thuận bị cấm bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hoặc các điều kiện kinh doanh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh; thỏa thuận giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra trên thị trường; phân chia thị trường hoặc nguồn cung cấp, thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận…  Như vậy có thể thấy các thỏa thuận bị cấm cũng tương tự với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, Mục này cũng đưa ra một số trường hợp miễn trừ, khi các thỏa thuận được thực hiện nhằm: Phát triển khoa học công nghệ; Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

CCS là cơ quan độc lập được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 với chức năng thực thi Luật Cạnh tranh nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Mặc dù mới ra đời được vài năm, tuy nhiên, CCS luôn được đánh giá là cơ quan cạnh tranh hiệu quả nhất trong khu vực ASEAN

Nguồn: Website chính thức của CCS

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương