BVNTD

Việt Nam tham dự Hội thảo trực tuyến do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc tổ chức bàn về Vấn đề thực thi và tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số nước khu vực ASEAN

Trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Chiến lược ASEAN về Bảo vệ Người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2025 (ASAPCP), các quốc gia thành viên ASEAN (AMS) đã cam kết thực hiện một số hành động nhằm hỗ trợ việc hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN năng động, lấy người dân làm trung tâm nhằm xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Trong số những cam kết đó có bao gồm việc giám sát và thực thi hiệu quả luật bảo vệ người tiêu dùng cũng như nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, thông qua cơ chế khuyến khích thành lập hoặc củng cố hoạt động của các cơ quan, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở từng quốc gia thành viên.

Tại mỗi nước thành viên khu vực ASEAN, việc quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác nhau dẫn tới quyền hạn, phạm vi và trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực thi luật cũng khác nhau. Đồng thời, lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các nước ASEAN cũng khác nhau. Tại nhiều quốc gia, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đã được thành lập từ nhiều năm, trong khi tại một số quốc gia khác trong khu vực, cơ quan này chỉ mới bắt đầu được thành lập và bước đầu triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Do vậy, ngày 28 tháng 9 năm 2021, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ hoạt động bảo vệ người tiêu dùng (CAP) thuộc Chương trình hỗ trợ hợp tác phát triển kinh tế (AECSP) của Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA), Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề Vấn đề thực thi và tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số nước khu vực ASEAN”. Hội thảo có sự tham dự của các diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ người tiêu dùng từ các nước Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Úc. Bên cạnh đó, còn có đông đảo đại biểu là đại diện các cơ quan, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng các nước thành viên ASEAN.

Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ thông tin về mô hình cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Úc. Đây đều là những nước có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điểm giống nhau giữa mô hình tổ chức của các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các nước trên là ở chỗ cả 4 nước đều phân bố cơ quan cấp quốc gia/ Trung ương và cấp vùng/ bang/ tỉnh/ thành phố hoạt động song song và thống nhất theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước mình. Theo đó, cơ quan cấp quốc gia/ Trung ương tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển pháp luật, quy định về bảo vệ người tiêu dùng cũng như ban hành những chỉ dẫn, bộ quy tắc và văn bản hướng dẫn chung làm tiền đề cho việc áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia mình. Các cơ quan ở cấp địa phương/ vùng/ bang/ tỉnh/ thành phố sẽ tùy theo tính chất, tình hình thực tiễn tại địa phương chủ quản để ban hành bổ sung các hoạt động trực tiếp tác động tới người tiêu dùng như tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hoạt động phối hợp với doanh nghiệp liên quan tới người tiêu dùng…

Tuy vậy, các chuyên gia luật ở các nước thành viên ASEAN cũng đưa ra một số đề xuất trong việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các quốc gia ngoài khu vực, trong đó có Úc. Việc trao đổi thông tin giữa các nước sẽ giúp nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng như học tập kinh nghiệm hay, tiên tiến, phù hợp với xu hướng tiêu dùng quốc tế./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương