BVNTD

Ý nghĩa và phương pháp xác định mức độ tập trung kinh tế trên thị trường

     Trong nền kinh tế thị trường, tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp được xem là một trong những phương thức để sắp xếp, tổ chức lại nhằm hợp lý hóa sản xuất, để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có thể thấy, tập trung kinh tế (TTKT) về cơ bản là hiện tượng tích cực và được khuyến khích trong nền kinh tế thị trường

     Tuy nhiên, có những trường hợp sáp nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp dẫn đến vị trí độc quyền hoặc tạo ra tác động làm triệt tiêu hoặc suy giảm tính cạnh tranh của thị trường.  Cụ thể, doanh nghiệp sau TTKT có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng thông qua việc tăng, duy trì giá bán trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng, sản lượng dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận khi doanh nghiệp đó có được một sức mạnh thị trường đáng kể.

     Như vậy, TTKT chỉ bị cấm trong một số trường hợp việc TTKT dẫn tới tác động hạn chế cạnh tranh đánh kể trên thị trường liên quan. Điều này đòi hỏi hoạt động kiểm soát TTKT phải hết sức thận trọng để có thể ngăn ngừa những trường hợp TTKT có tác động xấu, đồng thời không tạo ra rào cản đối với những trường hợp TTKT có tác động nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

     Để xác định khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đánh kể trên thị trường liên quan, pháp luật cạnh tranh đưa ra khái niệm mức độ tập trung trên thị trường như một chỉ số để dự báo tác động của việc tập trung kinh tế trên một thị trường liên quan cụ thể. Nhìn chung, thị trường có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau TTKT càng thấp. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường (chỉ số CR) và chỉ số Herfindahl – Hirschmann Index (HHI).

     Phương pháp tính và ý nghĩa của chỉ số CR (k)

     Chỉ số tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm doanh nghiệp có thị phần lớn nhất. Tính đơn giản và số lượng dữ liệu ít đã giúp cho chỉ số tập trung CR (k) trở thành một trong những chỉ số thường được dùng nhiều nhất để đo lường độ tập trung trong thực tiễn. Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị phần xác định liệu có rơi vào nhóm một số doanh nghiệp hay không. Chỉ số này được xác định thông qua thị phần của k doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường, công thức đo lường mức độ tập trung thị phần như sau:

Trong đó:

     + CRk : Chỉ số tập trung (Concentration ratio)

     + Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i

     + k: Số lượng doanh nghiệp trong nhóm

     Thông thường thì chỉ số này được tính dựa trên số lượng từ 03 doanh nghiệp trở lên tuỳ thuộc vào quy mô thị trường. Chỉ số tập trung có giá trị từ 0% đến 100%.

     Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau:

     – Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung rất nhỏ

     – Cạnh tranh một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình

     – Độc quyền nhóm hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 > 65%, mức độ tập trung cao

     – Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%

     Phương pháp tính và ý nghĩa của chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)

     Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được sử dụng đề nhận biết mức độ cạnh tranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao, chỉ số này được cơ quan cạnh tranh sử dụng để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các doanh nghiệp. HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi doanh nghiệp trong toàn hệ thống.

     Công thức xác định:

Trong đó:

     + Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i

     + n: Số lương doanh nghiệp trong hệ thống Chỉ số HHI có giá trị từ 1/n đến 1, chỉ số có giá trị thấp nhất (1/m) khi tất cả các doanh nghiệp trong thị trường đều có quy mô như nhau, và có giá trị bằng 1 trong trường hợp độc quyền.

     Chỉ số HHI có thể xác định bằng cách khác:

     HHI = 1/n +nV (2)

     Trong đó:

     + n: Số lượng doanh nghiệp trong hệ thống

     + V: Phương sai thống kê thị phần của các doanh nghiệp

     Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa là nếu cấu trúc thị trường là hoàn toàn cân xứng, tức si = 1/n đối với mọi i) thì V = 0 và H = 1/n.

     Nếu số lượng doanh nghiệp là không đổi, thì phương sai lớn hơn do mức độ bất đối xứng về thị phần giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị chỉ số cao hơn.

     Ngoài 2 công thức trên, trong những trường hợp mà số lượng chính xác các doanh nghiệp cũng như quy mô của nó không thể xác định được, chỉ số số HHI được xác định thông qua vào lí thuyết phân phối, Hart (1975) chỉ số HHI được xác định bằng công thức:

     Trong đó η2 là hệ số biến đổi (những thay đổi có thể xảy ra của cấu trúc quy mô) của phân phối ban đầu. Thông qua chỉ số HHI, thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh trang dựa trên cơ sở sau:

     + HHI < 0.01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

     + 0.01 ≤ HHI ≤ 0.1: Mức độ cạnh tranh cao

     + 0.1 ≤ HHI ≤ 0.18: Thị trường cạnh tranh trung bình

     + 0.18 ≤ HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền

     Đây là chỉ số cơ bản khi cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét đến sự thay đổi về cấu trúc thị trường xảy ra sau các hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A). Pháp luật về cạnh tranh của nhiều nước quy định cụ thể mức độ tập trung kinh tế thông qua chỉ số HHI trong việc rà soát các diễn biến về tập trung kinh tế.

     Ý nghĩa việc tính toán các chỉ số xác định mức độ tập trung trên thị trường

     Bản chất của các hành vi TTKT là nhằm tạo lập nên sức mạnh thị trường lớn hơn cho doanh nghiệp sau TTKT. Cùng với việc TTKT, cấu trúc thị trường cũng sẽ thay đổi theo hướng số lượng doanh nghiệp giảm đi và tương quan về quy mô và sức mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường cũng khác đi.

     Một thị trường có hệ số tập trung cao cũng đồng nghĩa với việc thị trường tồn tại một số lượng ít các doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng trên thị trường tồn tại doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Do đó, nếu không có những biện pháp quản lý của cơ quan cạnh tranh trên thị trường có thể phát sinh các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường. Ở một khía cạnh khác, thị trường có mức độ tập trung cao cũng là một cấu trúc lý tưởng để các doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Như trên đã đề cập, bản thân hành vi TTKT chưa gây ra thiệt hại cho cạnh tranh nhưng chính hành vi này có khả năng tạo ra nguy cơ xảy ra hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường hay các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

     Thông thường, pháp luật cạnh tranh các nước thường quy định một ngưỡng an toàn dựa trên các yếu tố định lượng như thị phần và mức độ tâp trung trên thị trường để sơ bộ đánh giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế. Tại Việt Nam, ngưỡng an toàn đối với việc tập trung kinh tế được quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh như sau:

     a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;

     b) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;

     c) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;

     d) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương