BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Theo Điều 100 Luật Thương mại, các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:
  • Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  • Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  • Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
  • Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
  • Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
  • Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
  • Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
  • Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
Theo Điều 320 Luật Thương mại, những hành vi vi phạm pháp luật về thương mại như sau:
  • Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
  • Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
  • Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
  • Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
  • Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
  • Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
  • Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
 
  • Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 25 Luật Dược, điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc như sau:

Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
  •  Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
  •  Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
  •  Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
  •  Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
  •  Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên; tại điểm d khoản 1 Điều này phải có chuyên môn về y, dược.
Theo Điều 9 Luật Dược, những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh như sau:
  • Kinh doanh thuốc mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
  • Hành nghề dược mà không có Chứng chỉ hành nghề dược.
  • Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký hoặc giới thiệu cho thầy thuốc.
  • Giả mạo, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
  • Thông tin, quảng cáo thuốc sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo thuốc trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt
  • Bán thuốc tại những nơi không phải là cơ sở bán thuốc hợp pháp.
  • Lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính, bán phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của pháp luật.
  • Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
  • Bán thuốc thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ mà quy định không được bán; thuốc viện trợ nhân đạo và thuốc nhập khẩu phi mậu dịch.
  • Bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc.
  • Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
  • Huỷ hoại các nguồn dược liệu quý.
  • Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động về dược theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
  •  Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  •  Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  •  Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  •  Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  •  Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
  •  Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.
Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:
  •  Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  •  Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  •  Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
  •  Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  •  Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.
Theo Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rõ như sau:
  • Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
  • Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
Theo Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng bao gồm:
  • Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.
  • Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Theo Điều 18 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người tiêu dùng có những nghĩa vụ sau:
  • Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa trong quá trình sử dụng theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
  • Tuân thủ quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
  • Tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
Theo Điều 17 Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa, người tiêu dùng có những quyền sau:
  • Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
  • Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
  • Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về BVQLNTD theo quy định của pháp luật về BVQLNTD.
  • Yêu cầu tổ chức BVQLNTD trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về BVQLNTD.
Điều 12 Luật Viễn thông quy định rõ những hành vi bị cấm trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có một số hành vi ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng như sau:
  • Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
  • Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
  • Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
  • Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.