BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Hiện nay, các hình thức bán hàng, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng hoặc thông qua tin nhắn, gọi điện thoại đến người tiêu dùng đang là xu hướng kinh doanh trong xã hội hiện đại, được nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng. Tuy nhiên, kéo theo đó là những cảm giác phiền phức, khó chịu đối với người tiêu dùng khi hàng ngày, hàng giờ người tiêu dùng nhận được các cuộc viếng thăm của người bán hàng, của nhân viên tiếp thị hoặc nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn không mong muốn từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh để chào mời, lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm,... Chính vì vậy Luật BVQLNTD đã có quy định về hành vi quấy rối người tiêu dùng như dưới đây. Khoản 4 Điều 3 Luật BVQLNTD quy định: Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng. Như vậy, có thể qua điện thoại, tiếp xúc trực tiếp, bán hàng tận cửa và thậm chí là qua hệ thống loa phát thanh đưa các thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng với mục đích giới thiệu, tiếp thị, bán hoặc đề nghị giao kết hợp đồng mua bán với người tiêu dùng trong khi người tiêu dùng không có nhu cầu, không đồng ý, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng đều có thể cấu thành hành vi quấy rối người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 10 Luật BVQLNTD quy định “cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”.
Theo quy định tại Điều 9 Luật BVQLNTD, người tiêu dùng có những nghĩa vụ như sau:
  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Theo quy định của Luật BVQLNTD, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật BVQLNTD và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp này, bạn đã phản ánh với cửa hàng nhưng phía cửa hàng từ chối và không có thiện chí giải quyết yêu cầu của bạn, bạn có thể tự mình khiếu nại tới các cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD hoặc đề nghị các tổ chức xã hội tham gia công tác BVQLNTD tư vấn, hỗ trợ, đại diện cho bạn trong việc giải quyết tranh chấp với cơ sở bán nội thất nói trên. Để cho hiệu quả, trước hết bạn nên tiến hành bước thương lượng với cơ sở bán hàng để giải quyết yêu cầu của mình, hoặc đề nghị một bên thứ 3 tiến hành phương thức hòa giải giữa bạn và cơ sở bán hàng. Trong trường hợp không thể giải quyết vụ việc bằng các phương thức này thì bạn có thể khởi kiện ra trọng tài thương mại, trọng tài kinh tế hoặc tòa án hoặc đề nghị tổ chức xã hội về BVQLNTD đại diện cho mình để khởi kiện vụ việc ra Tòa án dân sự theo quy định của Luật BVQLNTD và các quy định pháp luật có liên quan khác.
Khoản 6, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định, người tiêu dùng có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Như vậy trong trường hợp này, khi phát hiện bị cân thiếu, bạn có quyền yêu cầu người bán hàng trả lại tiền cho mình đối với phần hàng hóa đã giao thiếu (200 g) hoặc yêu cầu giao đủ số lượng hàng hóa như đã cam kết.
Khoản 5, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định: Người tiêu dùng được quyền tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về BVQLNTD. Đồng thời, pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, có thể bằng các hình thức như lấy ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo để góp ý; tổ chức hội thảo; thông qua trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tham gia đóng góp ý kiến đối với chính sách, pháp luật về BVQLNTD nói riêng và đối với chính sách, pháp luật chung của Nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình thực thi các chính sách, pháp luật của do Nhà nước ban hành, người tiêu dùng vào bất cứ thời điểm nào đều có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến, kiến nghị về nội dung các chính sách, pháp luật đó.
Khoản 3, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định: Người tiêu dùng được quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Khoản 4, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định: Người tiêu dùng có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, trong trường hợp này, người tiêu dùng có quyền yêu cầu phía Công ty A đổi, trả lại hàng hoá mới theo đúng đơn đặt hàng, đồng thời người tiêu dùng cần phản ánh với Công ty về thái độ phục vụ không tốt của nhân viên công ty A, cũng như các vấn đề khác có liên quan đến giao dịch mua bán, tiêu dùng (nếu có) giữa người tiêu dùng và công ty A.
Khoản 2, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định: Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. Như vậy, bạn có quyền yêu cầu doanh nghiệp bán hàng cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến giao dịch và đến sản phẩm bạn muốn mua như: thông tin về doanh nghiệp; thông tin về hàng hóa, bao gồm cả các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa; các tài liệu, chứng từ giao dịch; các tài liệu về hướng dẫn sử dụng, bảo hành (nếu có)….
Khoản 1, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định: Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Điều 23 Luật BVQLNTD có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra, theo đó:
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá ở đây bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c.
  • Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trong trường hợp nêu trên, doanh nghiệp đã xác minh nguyên nhân chập điện và cháy nồi cơm điện là do lỗi kỹ thuật của sản phẩm, do đó trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, mà cụ thể ở đây nhà sản xuất/ nhà nhập khẩu/ nhà phân phối / cửa hàng điện máy. Cửa hàng điện máy A có trách nhiệm thông báo đến nhà sản xuất/ nhà nhập khẩu để có phương án giải quyết cho người tiêu dùng. Trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân sản xuất/ nhà nhập khẩu thì nhà phân phối / cửa hàng điện máy A phải có trách nhiệm trực tiếp bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nhằm ghi nhận các quyền của người tiêu dùng theo hướng dẫn của Liên hợp quốc, đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, Luật BVQLNTD đã quy định các quyền cơ bản của người tiêu dùng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Cụ thể, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định người tiêu dùng có các quyền sau đây:
  • Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật vềBVQLNTD.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
  • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
Nhằm ghi nhận các quyền của người tiêu dùng theo hướng dẫn của Liên hợp quốc, đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, Luật BVQLNTD đã quy định các quyền cơ bản của người tiêu dùng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Cụ thể, Điều 8 Luật BVQLNTD quy định người tiêu dùng có các quyền sau đây:

- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về BVQLNTD.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ