BVNTD

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, tạo ra cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn đối với hoạt động kinh doanh có nhiều biểu hiện phức tạp này. Nghị định 40/2018/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, phân cấp sâu hơn trong quản lý nhà nước tại địa phương, huy động sự tham gia của nhiều bộ, ngành, lực lượng tham gia công tác quản lý. Qua hơn 3 năm triển khai, Nghị định 40/2018/NĐ-CP đã giúp Chính phủ quản lý tốt hơn đối với hoạt động bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp chân chính cũng được hưởng lợi nhờ việc thanh lọc các doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc hoạt động yếu kém.

Bên cạnh đó, qua thực tiễn công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp nhận thấy các quy định pháp luật vẫn cần phải được sửa đổi, hoàn thiện hơn nữa với mục tiêu tiếp tục nâng cao tính minh bạch trong hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, đảm bảo tính thống nhất và dễ hiểu, dễ áp dụng của từng quy định pháp luật. Do đó, trên cơ sở khảo sát ý kiến của các địa phương, Bộ Công Thương đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đến nay, Dự thảo đã được xây dựng với một số sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, bổ sung, làm rõ các quy định về điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó bổ sung điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cần có kinh nghiệm hoạt động bán hàng đa cấp ba năm liên tiếp ở một quốc gia khác;

Thứ hai, điều chỉnh giảm thời lượng đào tạo cơ bản bắt buộc, điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tiễn;

Thứ ba, làm rõ các trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ để bảo đảm quyền lợi của người tham gia, qua đó giúp người dân xác định được rõ quyền lợi của mình trước khi tiến hành các thủ tục pháp lý, hạn chế việc lãng phí thời gian, nguồn lực của cả người dân và chính quyền trong việc giải quyết tranh chấp và sử dụng tiền ký quỹ.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý tại địa phương thông qua việc làm rõ điều kiện, trách nhiệm của người đại diện của doanh nghiệp tại địa phương. Đảm bảo người đại diện tại địa phương phải là người nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, có đủ thẩm quyền và có trách nhiệm làm việc với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương theo yêu cầu.

Thứ năm, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông qua việc điều chỉnh cơ chế bảo trợ quốc tế, ngăn ngừa các hoạt động trái phép hoặc thu lợi bất chính từ thị trường Việt Nam.

Thứ sáu, bổ sung quy định về tỉ lệ hoa hồng tối thiểu trên doanh số bán hàng cá nhân của người tham gia nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng của người tham gia, hạn chế nguy cơ các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng phát triển theo hướng chỉ tuyển dụng và tiêu dùng hàng hóa trong nội bộ hệ thống.

Ngoài ra, Dự thảo sửa đổi một số quy định cụ thể và một số vấn đề về thủ tục hành chính để đảm bảo thống nhất, thuận lợi trong thực hiện.

Cục CT&BVNTD rất mong nhận được ý kiến góp ý của toàn thể người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Chính phủ vào tháng 12 năm 2021.

Dự thảo Nghị định được đăng tải công khai TẠI ĐÂY../.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương