BVNTD

Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng các nước ASEAN thảo luận về việc xây dựng Bộ công cụ tuyên truyền về tiêu dùng bền vững trong ASEAN”

Từ ngày 26 đến  28 tháng 7 năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cùng các Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các nước thành viên ASEAN đã tham dự Hội thảo “Bộ công cụ về tiêu dùng bền vững trong ASEANASEAN” do Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Tiêu dùng bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch chiến lược hành động bảo vệ người tiêu dùng của ASEAN trong giai đoạn 2016-2025 (ASAPCP). Để triển khai mục tiêu này, Các nước thành viên ASEAN đã triển khai thảo luận xây dựng bộ công cụ các tài liệu dùng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiêu dùng bền vững trong khu vực ASEAN.

Tại buổi Hội thảo, đại diện các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 10 quốc gia thành viên, Ban Thư ký ASEAN và các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về 04 nội dung chuyên đề chính dự kiến sẽ đưa vào trong Bộ công cụ, bao gồm:

1. Các  nguyên tắc chung về tiêu dùng bền vững

Chuyên đề này này dự kiến sẽ bao gồm các nội dung như: vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiêu dùng bền vững.

2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Thông qua kinh nghiệm quốc tế, Chuyên đề này sẽ bao gồm các nội dung hướng dẫn các nước xây dựng khung chính sách hiệu quả đối với sự phát triển của tiêu dùng bền vững. Theo đó, để có một khung chính sách về tiêu dùng bền vững hiệu quả cần đảm bảo bốn yếu tố, cụ thể:

– Tính đa cấp (multi-level): đảm bảo chính sách đưa ra phải thúc đẩy hoạt động tiêu dùng bền vững trên phạm vi toàn quốc, từ trung ương tới địa phương, từ lĩnh vực chung tới các lĩnh vực cụ thể.

– Tính đa chủ thể (multi-actor): việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững phải huy động sự tham gia của tất cả các chủ thể liên quan, trong đó gồm cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng.

– Tính dài hạn (forward looking): tiêu dùng bền vững là hoạt động mang tính lâu dài, định hướng kết quả trong tương lai, vì vậy, trong quá trình xây dựng chính sách phải có tầm nhìn dài hạn, dự đoán các xu hướng trong tương lai.

– Dẫn chiếu bằng chứng cụ thể: việc hoạch định chính sách tiêu dùng bền vững cần được thực hiện trên cơ sở các bằng chứng thực tế, số liệu chính xác, rõ ràng. Yếu tố này nhằm tăng tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách đồng thời, là cơ sở quan trọng để tăng tính thuyết phục trong việc thay đổi nhận thức của các chủ thể liên quan, đặc biệt là của người tiêu dùng.

3. Công cụ và các phương tiện được sử dụng đ tác động đến hành vi của người tiêu dùng

Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững là một trong những thách thức chung của các nước ASEAN. Nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng, hướng tới phát triển bền vững, Chính phủ các nước cần lựa chọn công cụ và phương tiện phù hợp của từng quốc gia để thực hiện. Ví dụ như các công cụ thông tin (dán nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng); hay các công cụ về ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động tiêu dùng bền vững…

Cùng với đó, việc tăng cường kết nối sự tham gia và khuyến khích các sáng kiến từ doanh nghiệp, từ các hội bảo vệ người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng là một trong những công cụ quan trọng đóng góp vào thành công của hoạt động. 

Các chuyên gia  cũng khuyến khích các nước ASEAN tham khảo tài liệu “Hướng dẫn của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) dành cho nhà sản xuất trong việc cung cấp thông tin về tính bền vững của sản phẩm cho người tiêu dùng” trong quá trình xây dựng các công cụ để tuyên truyền về tiêu dùng bền vững.

4. Hoạt động tiêu dùng bền vững trong một số lĩnh vực cụ thể

Các đại biểu tham dự cũng đã chia sẻ một số ví dụ thực tiễn về thúc đẩy tiêu dùng bền vững đối với một số nhóm hàng hóa cụ thể như: thực phẩm, năng lượng, đồ điện tử dân dụng và chất thải nhựa. Việc phân tích sơ đồ vòng đời của thực phẩm, vòng đời sản xuất năng lượng hay vòng đời của các sản phẩm điện tử sẽ giúp xác định được những thách thức, những ưu tiên trong việc xây dựng chính sách và thiết kế giải pháp để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong mỗi lĩnh vực.

Trên cơ sở các ý kiến trao đổi, thống nhất tại Hội thảo, các chuyên gia của Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các nước ASEAN để hoàn thiện các nội dung để sớm đưa Bộ công cụ này vào thực tiễn triển khai tại các nước ASEAN./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương