BVNTD

Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế về Tăng cường lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm do ICPEN tổ chức

ICPEN là Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế, được thành lập năm 1991, hiện nay ICPEN có hơn 70 quốc gia thành viên gồm hơn 5 tỉ người tiêu dùng toàn cầu và 4 tổ chức quốc tế. Việt Nam là thành viên chính thức vào năm 2013.

ICPEN thường xuyên tổ chức các hoạt động để phát triển và duy trì liên lạc thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và tập trung vào các vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nổi bật. Thông qua các hoạt động này, ICPEN thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên trong quá trình hoạch định chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại quốc gia thành viên.

Thực hiện vai trò Chủ tịch luân phiên của ICPEN nhiệm kỳ 2023 – 2024, Ba Lan đã tổ chức Hội nghị với tên gọi “Tăng cường lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm trong Mạng lưới ICPEN”, diễn ra từ ngày 3 – 6 tháng 10 năm 2023 tại Warsaw, Ba Lan. Hội nghị được chia thành 3 ngày với nhiều phiên thảo luận, làm việc tập trung vào nhiều vấn đề như: kế hoạch hành động trong năm nhiệm kỳ Chủ tịch của Ba Lan, hoạt động của các nhóm làm việc chuyên đề, một số vấn đề nổi bật trong công tác bảo vệ người tiêu dùng hiện nay như vấn đề mua sắm trực tuyến; tiêu dùng bền vững,…

Là thành viên của Mạng lưới ICPEN, đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam đã tham gia trực tuyến vào phiên làm việc với chủ đề “Thực tiễn kinh doanh ảnh hưởng tới các quyết định mua sắm trên nền tảng trực tuyến của người tiêu dùng” diễn ra vào ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị.

Trao đổi tại Diễn đàn, đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương tập trung làm rõ các nội dung xoay quanh chủ đề “Cách thức nhận biết và xử lý nhận xét giả mạo khi mua sắm trên môi trường trực tuyến ở Việt Nam”. Theo đó, tham luận của đại diện đến từ Việt Nam đã cung cấp nhiều thông tin và số liệu về sự phát triển của thương mại điện tử, quy mô thị trường tiêu dùng trực tuyến toàn cầu cũng như sự gia tăng nhanh chóng của nhận xét giả mạo trên môi trường trực tuyến; ii) định nghĩa và cách thức nhận biết và phân loại nhận xét giả mạo trên môi trường trực tuyến và iii) gợi ý một số phương thức giải quyết khi đối mặt với nhận xét giả mạo khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Cùng trao đổi chung trong vấn đề mua sắm trực tuyến, tại phiên thảo luận, nhiều diễn giả đại diện cho các cơ quan khác nhau trên thế giới như Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC), Cục Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Kenya, Cơ quan điều tra kinh tế Bỉ, Cơ quan Giám sát bảo vệ người tiêu dùng Colombia cũng chia sẻ các thông tin nổi bật tại quốc gia mình xoay quanh vấn đề mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử…

Theo đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển ngày càng nhanh như hiện nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất trong việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Việc trao đổi thông tin giữa các nước sẽ giúp nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách công tác bảo vệ người tiêu dùng; học tập kinh nghiệm hay, tiên tiến, phù hợp với xu hướng tiêu dùng quốc tế cũng như phối hợp tốt hơn trong việc xử lý các vấn đề khiếu nại xuyên biên giới, đặc biệt trong các giao dịch mua sắm trên môi trường trực tuyến./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương