BVNTD

COVID-19 VÀ CƠ HỘI CHO TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

     1. Covid-19 đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững
     Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động lớn tới mọi mặt của đời sống, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế và an toàn sức khỏe, tính mạng của nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh này cũng mang lại một số hiệu ứng tích cực nhất định, trong đó có nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững. 
     Theo khảo sát mới đây được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV) , 14.000 người đến từ 09 quốc gia  cho thấy kết quả rất đáng quan tâm: 90% người được khảo sát cho biết Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững.
     Mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi cũng thay đổi rõ rệt khi 55% người tiêu dùng cho biết tính bền vững là yếu tố rất quan trọng hoặc cực kỳ quan trọng khi lựa chọn thương hiệu. 62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
     Tại Việt Nam, mặc dù chưa có dữ liệu chính thức về chuyển đổi nhận thức của người tiêu dùng về các giá trị bền vững sau sự xuất hiện của dịch bệnh, nhưng có thể thấy, tiêu dùng bền vững đang ngày càng được quan tâm hơn trong cộng đồng người tiêu dùng và cả doanh nghiệp. Đặc biệt, sự kiện Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Kinh doanh lành mạnh – Tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới” đã thúc đẩy mạnh mẽ các giá trị bền vững trong chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng.
 

Ảnh: Chủ đề Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2021
     2. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong thời kỳ dịch Covid-19
     2.1. Khuyến cáo đối với doanh nghiệp

     Mặc dù Covid-19 mang lại nhiều bất lợi và khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều hơn. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, phân phối có thể tham khảo những khuyến cáo sau:
     – Sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường trong kênh phân phối;

Ảnh: Siêu thị sử dụng lá chuối để gói rau thay cho túi ni-lông (Nguồn: Internet)

Ảnh: Doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng túi giấy đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông, hộp nhựa (Nguồn: Internet)

– Cho phép người tiêu dùng chủ động trong việc không dùng sản phẩm nhựa khi mua hàng từ xa;

 

Ảnh: Ứng dụng gọi đồ ăn cho phép người tiêu dùng lựa chọn không lấy dụng cụ ăn uống nhựa (Nguồn: Internet)

    – Tạo cơ chế để người tiêu dùng tiếp tục mua hàng một cách bền vững thông qua cơ chế “làm đầy” (refill) – cho phép người tiêu dùng mang chai, lọ đã sử dụng đến để đựng sản phẩm. Hoạt động này nhằm giảm lượng bao bì nhựa chỉ sử dụng 1 lần hoặc những sản phẩm khó phân huỷ, bao gồm các sản phẩm gia dụng thường gặp trong nhà, dành cho cả người lớn và trẻ em, hoặc khi mang đi;

Ảnh: Người tiêu dùng mang chai rỗng đến để mua sản phẩm (refill) (Nguồn: Internet)

     – Không gói hàng quá kỹ, quá nhiềugây lãng phí nguyên, vật liệu;

Ảnh minh họa việc gói hàng quá kỹ, quá nhiều vật liệu gói hàng không cần thiết (Nguồn: Internet)

     – Nếu có thể, cân nhắc việc thay thế quy trình sản xuất sử dụng năng lượng tự nhiên sang năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời,…

Ảnh: Sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp (Nguồn: Internet)

     2.1. Khuyến cáo đối với người tiêu dùng
     Trước tiên, người tiêu dùng cần biết về vai trò to lớn của mình trong việc đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Theo Liên hợp quốc, có 17 mục tiêu phát triển bền vững  nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc . Trong đó, mục tiêu thứ 12 là “Đảm bảo tiêu dùng bền vững và kinh doanh có trách nhiệm”. Liên hợp quốc đánh giá người tiêu dùng đóng vai trò tiên phong trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thông qua thực hiện tiêu dùng bền vững .
     Tiêu dùng bền vững có thể là khái niệm còn khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm này không hề khó thực hiện. Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp mang lại nhiều khó khăn, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng có thể “bền vững hóa” việc tiêu dùng hàng ngày để đóng góp cho sự an toàn của bản thân, xã hội và cho các thế hệ sau này, cụ thể như:
     – Sử dụng túi vải nhiều ngăn và hộp đựng để đi chợ, đi siêu thị, để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông;

Ảnh: Túi vải nhiều ngăn và hộp đựng thực phẩm đi chợ, đi siêu thị (Nguồn: Internet)

     – Sử dụng ống hút thân thiện với môi trường thay cho ống hút nhựa như: ống hút tre, cỏ, kim loại, giấy,…

Ảnh: Các loại ống hút thân thiện với môi trường  (Nguồn: Internet)

     – Mang bình nước cá nhân đi mua đồ uống nhằm giảm thiểu cốc nhựa;

      – Tăng cường việc tiêu thị các sản phẩm địa phương, mùa nào thức nấy nhằm giảm thiểu các tác hại môi trường do vận chuyển từ nơi xa đến cũng như đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng;

      – Tích cực hưởng ứng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới tiêu dùng bền vững như: mang chai, lọ đến để mua sản phẩm (hình thức “refill” như trên), lựa chọn không lấy dụng cụ ăn uống nhựa khi mua hàng qua mạng, chọn mua từ những cửa hàng sử dụng vật liệu xanh trong kênh phân phối như túi giấy, lá chuối gói rau,…

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương