BVNTD

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc ký Biên bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA), ngày 10 tháng 3 năm 2021, hai bên đã tổ chức lễ ký gia hạn Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa hai cơ quan.

Trước đó, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, ngày 17 tháng 6 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục CT&BVNTD) đã ký MOU với KCA về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa hai cơ quan giai đoạn 2015-2020.

Trong giai đoạn 2015-2020, trên cơ sở MOU cũ, Cục CT&BVNTD đã hợp tác với KCA triển khai một số hoạt động hợp tác như:

– KCA cử cán bộ tham gia tổ chức các hội thảo tuyên truyền, các buổi chia sẻ kinh nghiệm tại Việt Nam;

– Tổ chức đoàn khảo sát về bảo vệ người tiêu dùng tại Hàn Quốc cho cán bộ Sở Công Thương phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Hỗ trợ xây dựng bộ tài liệu Hỏi – đáp pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

Do có sự tương đồng về chức năng và nhiệm vụ, cả hai cơ quan đều chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như tư vấn người tiêu dùng, thu hồi sản phẩm khuyết tật, cung cấp thông tin (bao gồm cả việc phát hành ấn phẩm), tiến hành nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng…

Nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác trong thời gian tới, Cục CT&BVNTD và KCA đã tiếp tục ký gia hạn MOU mới về  hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa hai cơ quan trong giai đoạn 2021-2025.

Việc ký Biên bản ghi nhớ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác giữa Cục CT&BVNTD và KCA đặc biệt là việc trao đổi thông tin và phối hợp thực thi trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trong tương lai, đồng thời, hai cơ quan cam kết sẽ cùng nhau phối hợp để giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến người tiêu dùng của nước này tại nước kia, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng của nước này khi giao dịch tại nước kia, qua đó, góp phần thúc đẩy giao dịch thương mại giữa hai nước.                                                                                                                                                                                                                                        

Các nội dung hợp tác chính bao gồm:

– Cập nhật, trao đổi thông tin, văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng nhằm mục tiêu tăng cường biện pháp thực thi pháp luật và chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Cử đại điện tham dự các khóa đào tạo về tăng cường pháp luật cũng như công tác thực thi chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với vai trò là giảng viên hoặc chuyên gia tư vấn;

– Hỗ trợ nhau trong công tác tuyên truyền về bảo vệ người tiêu dùng;

– Phối hợp trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường về những vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Hỗ trợ giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;

– Thực hiện những công tác cần thiết nhằm hỗ trợ công tác thực thi chống lại những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;

– Trong trường hợp phát sinh khiếu nại liên quan đến người tiêu dùng của một nước tại nước kia, hai cơ quan sẽ nỗ lực giải quyết theo quy định của pháp luật của nước mình và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan nước bạn.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương