BVNTD

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) tổ chức Hội thảo “Góp ý một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định hướng dẫn thi hành”

     Tham dự Hội thảo có đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; đại diện Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và một số cơ quan thông tấn, báo chí. Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của đại diện hầu hết các Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh, thành phố trên cả nước và các đơn vị trực thuộc của VICOPRO. 

     Phát biểu tại Hội thảo, bên cạnh tổng kết những kết quả hoạt động của Hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) còn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác triển khai hoạt động của Hội thời gian vừa qua. Theo đó, một số kết quả đạt được bao gồm: i) tích cực tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về bảo vệ người tiêu dùng; vận động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; ii) quan tâm đến công tác hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn tiêu dùng; giải quyết khiếu nại; tổ chức khảo sát chất lượng hàng hóa, dịch vụ; thực hiện giám định, phản biện xã hội; và iii) đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo chủ trương hội nhập và đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.  

     Tuy nhiên, bên cạnh đó ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra nhiều nguyên dân khác nhau dẫn tới những khó khăn, hạn chế về mặt hoạt động của tổ chức, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan (phạm vi chức năng, hoạt động, đội ngũ nhân sự Hội) và nguyên nhân khách quan (quy định pháp luật hiện hành). Ông Hùng cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo yêu cầu của Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.

     Đại diện Cục CT&BVNTD, Bộ Công Thương – ông Cao Xuân Quảng – đã trình bày tóm lược những kết quả đạt được trong công tác thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2010-2020, đồng thời cập nhật tiến độ những hoạt động dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau khi ra đời năm 2010 đến nay đã có gần 10 năm triển khai. Trong quá trình thực thi Luật, nhiều kết quả đã đạt được ở nhiều phạm vi khác nhau, từ cấp Trung ương tới địa phương cũng như từ cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức xã hội, khối doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy vậy, bên cạnh đó, trước những diễn biến mới của đời sống cùng sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như thói quen và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng nói chung, nhiều điều khoản đã không còn phù hợp và cần có sự bổ sung, điều chỉnh, trong đó có các điều khoản liên quan đến hoạt động của các tổ chức xã hội nói chung và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Do đó, trong thời gian tới, Cục CT&BVNTD, Bộ Công Thương sẽ tiến hành các công việc cần thiết để đề xuất cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan.   

     Bên cạnh đó, Hội thảo còn lắng nghe nhiều bài tham luận khác nhau của đại diện các Hội địa phương gồm có Lạng Sơn, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Tp. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Cần Thơ và Hải Phòng. Các bài tham luận đều nêu lên thực trạng hoạt động của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương khác nhau trên toàn quốc. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, các Hội cũng đều thống nhất về những khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật, công tác nhân sự và kinh phí là những khó khăn chung mà các Hội đều gặp phải. Đồng thời, đại diện các Hội địa phương cũng trình bày nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn và tạo cơ chế để phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội nói chung trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương