BVNTD

Việt Nam tham dự Hội thảo lấy ý kiến Bộ công cụ đánh giá tác động của người tiêu dùng trong khuôn khổ hợp tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khu vực ASEAN

Ngày 17 tháng 3 năm 2022, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với Bộ công cụ đánh giá tác động của người tiêu dùng (CIA) dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, đại diện của các cơ quan và tổ chức hợp tác quốc tế đến từ Đức (GIZ).

Hoạt động xây dựng Bộ công cụ CIA là một phần của Kế hoạch chiến lược Hành động Bảo vệ người tiêu dùng của ASEAN giai đoạn 2020-2025 (ASAPCP) và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2022.

Ảnh: Hội thảo trực tuyến ngày 17 tháng 3 năm 2022

ACCP tiến hành việc xây dựng Bộ công cụ CIA với những mục tiêu chính sau đây:

▪ Thông qua “lăng kính người tiêu dùng” để hoạch định chính sách nâng cao hiệu quả thi hành các chính sách pháp luật có liên quan.

▪ Dự đoán các tác động không mong muốn và giảm thiểu rủi ro hoặc tác động có khả năng gây ra rủi ro đối với người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng yếu thế.

▪ Đóng góp vào việc tuyên truyền pháp luật cho người tiêu dùng, đồng thời lồng ghép hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong các chính sách của mỗi quốc gia thành viên nói triêng và các chính sách của khu vực ASEAN nói chung.

▪ Cung cấp khuôn khổ phân tích và hướng dẫn thực thi để thẩm định các chính sách, pháp luật và/hoặc các quy định pháp lý có liên quan như là một phần của Dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật (RIA).

Ảnh: Tiến độ (dự kiến) của Bộ công cụ CIA

Tại Hội thảo, chuyên gia của GIZ, bà Phạm Quế Anh đã trình bày chi tiết nội dung của Bộ công cụ và cập nhật tiến độ thực hiện dự án, đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp từ các quốc gia thành viên và Ban Thư ký ASEAN. Đại diện Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương chia sẻ một số điểm mới trong việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) về chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, về các hoạt động hỗ trợ nhóm người tiêu dùng yếu thế và các chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn trong việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Hội thảo cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực thi chính sách pháp luật liên quan tới việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài nước tại một số quốc gia thành viên

Ảnh: Một số chính sách quản lý thị trường của các thành viên ASEAN

Hội thảo tiếp thu những ý kiến đóng góp thiết thực đối với việc hoàn thiện Bộ công cụ CIA đồng thời đánh giá cao sự cần thiết cũng như lợi ích của hoạt động đánh giá tác động của người tiêu dùng. Bộ công cụ CIA sẽ hỗ trợ quá trình đánh giá và xem xét các tác động của người tiêu dùng khi xây dựng, sửa đổi hoặc bổ sung các chính sách pháp luật liên quan tới bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng trong khu vực ASEAN.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương