BVNTD

Vodafone NZ bị Tòa án New Zealand cáo buộc đặt tên sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

     FibreX là sản phẩm được Vodafone NZ cung cấp tại các khu vực Wellington, Kapiti và Christchurch từ năm 2016 tới 2018, kết nối người tiêu dùng với mạng dây cáp (cable) mới được nâng cấp của Vodafone, không phải là mạng sợi quang. (fibre) băng thông rộng siêu nhanh. Tuy nhiên, việc Vodafone NZ đã đặt tên sản phẩm là Fibre (nghĩa của từ Fibre thông thường được hiểu là công nghệ sợi cáp quang) và  quảng cáo về sản phẩm với các cụm từ “FibreX đã ở đây” hay “FibreX đã đến” đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

     Công nghệ sợi quang (fibre) là lựa chọn băng thông rộng nhanh nhất tại New Zealand. Tốc độ của FibreX của Vodafone NZ là tương tự nhưng có khả năng bị chậm, tắc nghẽn khi có cùng thời điểm có nhiều người sử dụng, đặc biệt là tại giờ cao điểm. Một vài người sử dụng FibreX đã phản ánh về tốc độ sử dụng vào giờ cao điểm của FibreX thậm chí còn tệ hơn tốc độ của công nghệ ADSL (sử dụng dây cáp đồng).

     Một người tiêu dùng đang xem xét sử dụng FibreX nhận xét: “Tôi đã thực sự sắp đăng ký sử dụng FibreX cho đến khi một người nói với tôi rằng “FibreX” chỉ là cái tên và cái tên này không liên quan gì đến công nghệ sợi quang. Thay vào đó, FibreX chỉ là sản phẩm cải tiến của mạng dây cáp thông thường mà hiện chúng tôi đang kết nối”.

    Sau khi thu thập được các chứng cứ cần thiết, Ủy ban Thương mại Newzealand đã đưa vụ việc ra tòa, cáo buộc Vodafone NZ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng bằng việc khiến người tiêu dùng nghĩ rằng họ được kết nối với mạng băng thông rộng siêu nhanh (ultrafast broadband UFB) nếu họ đăng ký sản phẩm FibreX của Vodafone.

    Trong quá trình điều tra vụ việc, Ủy ban Thương mại Newzealand đã tham vấn ý kiến của Giáo sư Phillip Gendall, một chuyên gia nghiên cứu về quảng cáo/tiếp thị của Đại học Otago. Giáo sư này cho rằng một doanh nghiệp không được phép đặt tên một sản phẩm không đúng với bản chất thực sự của sản phẩm đó.

    Thẩm phán xét xử vụ việc kết luận Vodafone phải chịu trách nhiệm pháp lý vì đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng FibreX được truyền tải thông qua một mạng lưới FTTH, giống như mạng băng thông rộng siêu nhanh, trong khi trên thực tế không phải như vậy. Trên thực tế FibreX đã sử dụng cáp sợi quang nối tới buồng kỹ thuật ngoài đường, sau đó tiếp tục nối từ cáp đồng vào nhà. Vondafone bị kết luận vi phạm 9 hành vi tại Luật Thương mại lành mạnh Newzealand.

    Tại tòa, luật sư của Vodafone cho rằng hãng này đã không muốn sử dụng từ “dây cáp” (cable) vì người tiêu dùng thường liên tưởng từ “dây cáp” với “công nghệ lỗi thời chậm chạp”. Luật sư này cho hay việc thêm đuôi “X” vào tên nhãn hiệu được thiết kế nhằm phân biệt nhãn hiệu của Vodafone với “fibre” (sợi quang). Tuy nhiên lập luận này đã bị bác bỏ.

    Chủ tịch Ủy ban Thương mại New Zealand Anna Rawlings cho rằng vụ việc đã một lần nữa củng cố tầm quang trọng của việc tiếp thị/ quảng cáo trung thực, bao gồm cả việc tiếp thị thông qua tên sản phẩm. Vodafone sẽ bị tòa tuyên án vào cuối năm nay

i FTTH (Fibre-to-the-home: mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV, theo đó sợi quang được dẫn tới ranh giới không gian sống, như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của một ngôi nhà; với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+)

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương