BVNTD

Tổng kết tình hình công tác thực thi luật cạnh tranh một số nước khu vực khu vực Đông Á năm 2014

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Quốc gia xử phạt

Số tiền phạt (triệu USD)

Số quyết định xử phạt

Hàn Quốc

1.048,9

55

Nhật Bản

382,3

7

Trung Quốc

258,3

19

Singapore

12,9

2

Indonesia

10,1

6

Malaysia

6,1

1

Đài Loan

2.5

16

Tổng số

1.721,1

106

  Nhìn chung trong khu vực, công tác thực thi phát luật cạnh tranh tại Hàn Quốc và Nhật Bản có phần quyết liệt hơn cả thể hiện ở số tiền phạt mà 02 quốc gia này thu về  cao áp đảo so với các quốc gia khác trong khu vực (chiếm 83% tổng số). Không chỉ phạt hành chính, hai cơ quan cạnh tranh này còn tích cực phối hợp với tòa án xử phạt hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Điều này cho thấy, tòa án ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đặc biệt đối với hành vi hạn chế cạnh tranh và thông thầu. Về án phạt hình sự, năm nay việc phạt tiền thì đối với các vi phạm hình sự về cạnh tranh không còn là việc “xưa nay hiếm” tại khu vực nhưng án phạt tù đối với cá nhân liên quan thì hầu như mới chỉ thận trọng dừng ở mức “án treo”.

Về lĩnh vực phạt, năm nay lĩnh vực vi phạm chủ yếu là hành vi thông thầu ở những dự án cơ sở hạ tầng và điều đáng nói là các vụ thông thầu này ít nhiều có  liên quan đến yếu tố tham nhũng với sự góp tay của chính các cán bộ làm việc tại các đơn vị gọi thầu. Đây là loại hình vi phạm mới được ghi nhận ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.

Về hành vi, phần lớn các vụ vi phạm mà cơ quan cạnh tranh Trung Quốc xử lý năm nay đều liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang mà không phải là các hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc như thường thấy ở những năm trước. Mặc dù vậy, một số hành vi hạn chế theo chiều dọc như hành vi “duy trì giá bán lại” vẫn là điểm ngắm của cơ quan cạnh tranh các nước trong khu vực trong thời gian tới không chỉ Trung Quốc mà còn là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ngoài ra, mua bán và sáp nhập cũng là một hoạt động nở rộ tại khu vực năm vừa qua. Cơ quan cạnh tranh các nước Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan cũng đã mạnh tay xử phạt các bên liên quan trong trường hợp doanh nghiệp “quên” không thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế (đối với trường hợp bắt buộc phải thông báo).

s

Tính về ngành, có thể nói xây dựng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thể hiện rõ nét nhất ở số lượng vụ việc bị xử phạt cho vi phạm trong ngành này lên tới con số 41 vụ việc và số tiền phạt lên tới 962 triệu USD (chiếm gần 60% tổng số tiền phạt năm vừa qua).

 

s

Cũng liên quan đến ngành có hành vi vi phạm, có thể điểm qua một số điểm nổi bật như sau: vụ việc vi phạm cạnh tranh duy nhất mà Malaysia xử phạt năm nay là hành vi phản cạnh tranh trong ngành vận tải hàng không, Trung Quốc tập trung vào hành vi hạn chế cạnh tranh trong ngành sản xuất và phân phối ô tô trong khi đó một số nước khác trong khu vực đã xử phạt đối với các vi phạm trong ngành logistics.

(Nguồn: Norton Rose Fulbright)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương