BVNTD

AT&T cứu vãn được thương vụ mua lại T-Mobile trị giá 39 tỷ USD

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Tưởng chừng như thương vụ  hãng cung cấp mạng không dây hàng đầu nước Mỹ AT&T mua lại nhà mạng T-Mobile trị giá 39 tỷ  USD chắc chắn bị cơ quan quản lý đình hoãn, nhưng một vụ thương thảo được CEO AT&T, ông Randall L. Stephenson âm thầm thực hiện đầu tuần này đã lật ngược thế cờ. Cuộc thương thảo đó chỉ kéo dài 11 tiếng.

Cách đây 9 tháng, vào một chiều Chủ nhật, sau khi AT&T thông báo kế hoạch mua T-Mobile với giá 39 tỷ USD, Stephenson đã biết rằng, ông sẽ phải đối mặt với cả một trận chiến thuyết phục các nhà quản lý chấp thuận thương vụ. Đương nhiên, việc sáp nhập nhà mạng lớn nhất quốc gia của ông với nhà mạng lớn thứ tư quốc gia là T-Mobile sẽ khiến các nhà chống độc quyền phản đối gay gắt, đặc biệt là khi tính cạnh tranh trong ngành cung cấp mạng không dây đang bị săm soi ngày một kỹ để giảm áp lực giá cả lên người tiêu dùng.

Dù Stephenson khi đó đã cam kết với các đồng nghiệp rằng thương vụ sẽ thành công và ông đã viện ra lý lẽ của một loạt ngân hàng và luật sư tư vấn có tiếng khác, nhưng kết quả đầu tháng này lại là một sự thất bại. AT&T, ngay trước ngày lễ Tạ ơn, tuyên bố rằng, Hãng đang rút đơn xin cấp phép cho thương vụ. Tồi tệ hơn nữa, hãng cũng đang lên kế hoạch trích lập 4 tỷ USD dự phòng để trả phí cho việc hủy ngang thương vụ – số tiền kỷ lục cho một giao dịch không thành. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã sẵn sàng khóa sổ thương vụ lại.

Nhưng ngay sau động thái đó, AT&T đã bí mật thực thi một cuộc đàm phán kéo dài 11 tiếng để cứu vãn thương vụ: Hãng đàm phán với một hãng cung cấp thiết bị mạng không dây nhỏ khác, Leap Wireless, để bán bớt phần lớn thuê bao khách hàng T-Mobile mà AT&T đang sở hữu cho hãng này, đồng thời bán bớt một phần tài sản mạng không dây cho một hãng quang phổ khác. Số khách hàng và tài sản này được AT&T bán với giá 2,4 tỷ USD.

Thương vụ này đưa Leap từ một hãng cung cấp thiết bị không dây nhỏ trở thành hãng lớn thứ tư quốc gia. Nhưng đồng thời, AT&T vẫn duy trì đủ lượng cần thiết số tài sản và số khách hàng của T-Mobile.

Những người tham gia cuộc thương thảo cho biết, bằng động thái tự bán bớt tài sản của mình, AT&T hy vọng sẽ có thể xoa dịu sự phản  đối của Bộ Tư pháp trong thương vụ sáp nhập với T-Mobile, hoặc ít nhất cũng để củng cố vị thế của AT&T nếu hãng này bị cơ quan quản lý kiểm tra.

Tính đến thời điểm này, phản ứng của Chính phủ Mỹ trước động thái nhượng bộ của AT&T vẫn chưa rõ ràng. Chỉ có một  điều rõ ràng là Stephenson đã quá tự  tin vào thương vụ. CEO của AT&T đã lờ đi sự công kích đang ngày một gay gắt của công chúng đối với các DN lớn, biểu hiện gần đây nhất là phong trào “Chiếm phố Wall”.

Nhưng dẫu sao, cách làm ấy đã kéo thương vụ  ra khỏi bờ vực phá sản. Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ sau thương vụ trên  đã đưa ra một nhận xét mở: “Bán bớt tài sản đôi khi là một cách tốt để để vẫn duy trì tính cạnh tranh sau khi loại bớt một đối thủ (là T-Mobile), nhưng nếu họ không giải quyết được mối lo về tính cạnh tranh trên thị trường, chúng tôi sẽ đóng thương vụ này lại”.

Quyết định của AT&T mua lại T-Mobile – trả gần như gấp đôi giá trị ước tính – là một tính toán lạnh lùng. Theo một người tham gia vào buổi họp của Ban quản trị hãng này, các ngân hàng đã khuyên Hãng rằng, vẫn đáng để mạo hiểm dù có phải chịu rủi ro trả một số phí lớn đến thế. Dù khá mạo hiểm, nhưng thực tế AT&T và đội quân các nhà tư vấn của mình đã suy nghĩ rất thấu đáo trong thương vụ với T-Mobile. Stephenson đã nói ngay từ đầu rằng, Hãng chấp thuận trả phí huỷ ngang nếu thương vụ thất bại. Chỉ có điều, với các chuyên gia tư vấn thì thương vụ thất bại hay thành công, họ đều có thể kiếm được tiền. Tư vấn của AT&T – Greenhill & Company, Evercore Partners and JPMorgan Chase – sẽ được trả 18 triệu USD đến 36 triệu USD mỗi bên nếu thương vụ hoàn tất. Trong khi đó, tư vấn của T-Mobile – Deutsche Bank, Credit Suisse, Morgan Stanley và Citigroup – cũng sẽ vẫn nhận được khoản tiền đáng kể nếu thương vụ thất bại.

Ngay từ đầu, các nhà tư vấn đã  ước tính có 60 – 70% cơ hội thành công cho thương vụ này. Đối với Ban quản trị AT&T, điều đó đáng để thực hiện. Nhưng câu hỏi của hãng này bây giờ lại là: họ có nên dùng những nhà tư vấn này nữa hay không?

 

                                                                  Bảo Anh tổng hợp

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương