edf40wrjww2News:News_Content
Khái quát về lịch sử
Sau sự suy giảm hoạt động M&A giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mọi lĩnh vực do cuộc khủng hoảng tài chính, các giao dịch xuyên biên giới đã ổn định trở lại trong vài năm vừa qua. Tổng giá trị các giao dịch của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc mua lại tài sản và các công ty tại Hoa Kỳ trong năm 2012 đạt 11,1 tỉ USD với 17 thương vụ. Tương tự, giá trị các giao dịch của các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ mua lại công ty tại Trung Quốc tăng cao nhất trong 4 năm với 64 giao dịch đạt 9,6 tỉ USD trong cùng kì.
Các giao dịch mua lại ngoài lãnh thổ Trung Quốc thường nhằm vào các nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Các công ty và các nhà đầu tư Trung Quốc chú trọng vào lĩnh vực năng lượng tại Hoa Kỳ. Khi các giao dịch M&A xuyên biên giới của Trung Quốc hướng vào thị trường Hoa Kỳ lấy lại sức bật sau khủng hoảng tài chính, các lĩnh vực kinh tế dựa vào hàng hóa đã hưng thịnh cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Do nhu cầu người tiêu dùng tăng và xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình trung lưu giàu có trên khắp Trung Quốc, các lĩnh vực khác cũng trở nên năng động hơn.
Trước giao dịch hồi tháng 1/2010 của Công ty TNHH trò chơi Shanda mua lại Mochi Media – công ty quảng cáo trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Hoa Kỳ, các giao dịch M&A trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hầu như đi cùng hướng. Shanda, một trong những nhà phát triển trò chơi trực tuyến hàng đầu tại Trung Quốc, mua lại công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ với 80 triệu USD, đây là một phần của chiến lược dài hạn tìm kiếm chỗ đứng trên toàn cầu trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến – một mục tiêu chung ngày càng tăng của các công ty giải trí, quảng cáo và truyền thông số trong những năm tiếp theo. Trong năm 2012, giao dịch công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực giải trí tại Hoa Kỳ có lẽ là một trong những thương vụ hàng đầu diễn ra lần đầu tiên trong lịch sử: đó là thương vụ công ty Dalian Wanda mua lại công ty giải trí AMC với 2,6 tỉ USD.
Kể từ năm 2010, hoạt động M&A trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hàng năm đã tăng liên tiếp về giá trị. Khối lượng tổng thể các giao dịch M&A các lĩnh vực này trong cùng kỳ đã biến động, mặc dù số giao dịch của Trung Quốc ra nước ngoài, cụ thể là Hoa Kỳ, tăng lên 04 giao dịch, nhiều hơn năm trước đó.
Tổng quan về đầu tư và M&A
Kỳ vọng cao vào hoạt động M&A xuyên biên giới Hoa Kỳ-Trung Quốc
Hoạt động đầu tư và M&A giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số dự đoán sẽ tăng trong 12 tháng tới, theo ý kiến của hai phần ba số người trả lời tại tất cả các quốc gia. Đối với các công ty và các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Trung Quốc là nơi có thể tiếp cận thị trường tiêu dùng truyền thông lớn nhất thế giới về giá trị. Tại Hoa Kỳ, các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm khả năng tiếp cận công nghệ và các thị trường chín muồi để mở rộng ngành giải trí và truyền thông Trung Quốc.
Số tiền mà Trung Quốc chi trả để mua lại các công ty mục tiêu Hoa Kỳ đạt mức 11,1 tỉ USD trong năm 2012, nhiều hơn gấp ba lần giá trị năm trước đó, theo nghiên cứu của Mergermarket. Các hoạt động đầu tư khác của Trung Quốc vào Hoa Kỳ cũng đạt mức cao mới trong năm 2012, với mức tăng 12% so với năm trước đó, đạt mức 6,5 tỉ USD, theo báo cáo của công ty nghiên cứu đầu tư toàn cầu Rhodium Group.
Tổng số các giao dịch mua lại tại Trung Quốc của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong năm 2012 tăng 30% so với năm 2011, theo báo cáo của Mergermarket.
Hoa Kỳ lạc quan hơn Trung Quốc
Hoạt động đầu tư và mua bán sáp nhập giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ chính trị giữa hai nước, vì điều này mà tương lai ra sao là điều không thể nói trước.
Các kết quả chỉ ra rằng phần lớn người trả lời ở cả hai phía của Thái Bình Dương hy vọng mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc có ảnh hưởng đối với hoạt động đầu tư và mua bán sáp nhập, tuy nhiên dự báo về mối quan hệ này không rõ ràng. Trong mỗi nước, một phần nhỏ số người trả lời tin rằng sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào sẽ xảy ra trong 12 tháng tới, tuy nhiên sẽ có mục đích tương tự. Trong số những người cho rằng quan hệ chính trị giữa hai nước sẽ có sự thay đổi đáng kể, phần lớn những người trả lời ở Hoa Kỳ hi vọng mối quan hệ sẽ cải thiện (với dung sai từ 40% đến 18%), trong khi đó người Trung Quốc lại cho rằng mối quan hệ sẽ xấu hơn (dung sai từ 34% đến 30%).
Giám đốc điều hành của một ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc cho rằng những sáng kiến trong nước có thể là nguyên nhân khiến mối quan hệ xấu đi. “Sự tập trung của chính phủ Hoa Kỳ vào việc phục hồi các hoạt động sản xuất tại Hoa Kỳ và tạo nhiều việc làm sẽ gây nhiều áp lực lên giá trị đồng nhân dân tệ so với đồng đô la”. Những người khác chỉ ra một số giải pháp để cải thiện quan hệ Hoa Kỳ- Trung Quốc như là các biện pháp về tiền tệ, quốc hữu hóa tài nguyên, an ninh quốc gia và các vấn đề quốc tế khác như là chương trình hạt nhận Iran.
Người Hoa Kỳ tỏ ra lạc quan hơn về vấn đề tăng cường hợp tác giữa chính quyền Obama tái đắc cử và sự lãnh đạo mới của Trung Quốc dưới thời Tổng bí thư Tập Cận Bình. Một ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Hoa Kỳ giải thích: “Vấn đề tranh chấp thương mại đang được xem xét nghiêm túc (bởi những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ) và các biện pháp đang được tiến hành nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và tạo thuận lợi cho thương mại hai nước”. Hồi tháng 12 năm 2012, các quan chức Trung Quốc đã đồng ý giải quyết mối quan ngại về tăng cường hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ, trong khi chính quyền Obama cho rằng họ sẽ cố gắng cải cách những hạn chế xuất khẩu công nghệ cao toàn diện, một vấn đề lâu dài đối với Trung Quốc.
Câu hỏi: Bạn dự đoán thế nào về mối quan hệ chính trị giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc trong 12 tháng tới?
|
Người trả lời
|
Trung Quốc
|
Hoa Kỳ
|
Cải thiện
|
30%
|
40%
|
Không thay đổi
|
36%
|
42%
|
Xấu đi
|
34%
|
18%
|
|
Câu hỏi: Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động đầu tư và M&A giữa Hoa Kỳ- Trung Quốc không?
|
Có
|
68%
|
60%
|
Không
|
32%
|
40%
|
Các giao dịch có mục đích khác nhau
Các công ty Hoa Kỳ tập trung vào các giao dịch nhỏ
Đối với các công ty và nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số tại Trung Quốc, một nửa người trả lời tại Hoa Kỳ cho biết họ sẽ chú trọng vào các công ty có giá trị tài sản là 250 triệu USD trở xuống. Trong năm 2012, 89% các giao dịch mua lại trong lĩnh vực này bởi các công ty và quỹ đầu tư tư nhân Hoa Kỳ là các giao dịch có giá trị từ 250 triệu USD trở xuống, theo nghiên cứu của Market research.
Các công ty Hoa Kỳ chú trọng nhất tới các công ty nhỏ, các công ty gia đình trong ngành công nghiệp giải trí, quảng cáo và truyền thông số tại Trung Quốc, theo hơn một nửa số người trả lời phỏng vấn. Các công ty này được coi là những đối tác không dễ dàng thực hiện giao dịch, tuy nhiên với nền công nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước và không nằm trong đối tượng đàm phán M&A, nhiều công ty nhỏ hơn tỏ ra hấp dẫn vì tầm ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực này. Lĩnh vực này ghi nhận sự tập trung cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và những trở ngại luật pháp có thể tránh được thông qua việc thành lập các đối tác liên doanh và chiến lược, theo người Hoa Kỳ.
Những giao dịch nhỏ như vậy thường là một phần của chiến lược mở rộng vào Trung Quốc và toàn cầu. Trong Quý 4 2012, Autotrader.com – một nhà cung cấp phần mềm và tiếp thị và thị trường tự động hóa – đã mua lại 24% cổ phần của BitAuto Holdings – nhà cung cấp nội dung mạng có trụ sở tại Bắc Kinh – với 65 triệu USD. Trong một giao dịch nhỏ khác, BlueRun Ventures- công ty tài chính mạo hiểm Hoa Kỳ đã mua lại Tianpin.com – trang mạng mua bán hàng ngày của Trung Quốc. Tất cả các thương vụ chứng minh rằng M&A bị ảnh hưởng bởi chiến lược nhằm tạo chỗ đứng tại Trung Quốc.
Trong ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc, những người trả lời tại Hoa Kỳ cho rằng rạp chiếu phim có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư, trong khi nhánh ngành quảng cáo và nhận biết nhãn hiểu dẫn đầu danh sách quảng cáo, truyền thông số. Nhiều người cho rằng số lượng rạp chiếu phim dành cho tầng lớp trung lưu tăng tuy nhiên lại thiếu rạp hát hiện đại cao cấp. Một báo cáo năm 2011 từ Hiệp hội Motion Picture của Hoa Kỳ cho biết họ kỳ vọng số màn hình rạp chiếu phim tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong năm 2015 khi doanh thu rạp hát Trung Quốc tăng lên 5 tỉ USD từ 1,5 tỉ USD. Các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ và những ông chủ của chuỗi truyền thông phức hợp kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng. Tương tự, ngành công nghiệp quảng cáo Trung Quốc đang đạt được bước tăng trưởng nổi bật. Theo công ty truyền thông VP tại Hoa Kỳ, các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ có lợi thế tài chính và hưởng lợi từ chi phí phát triển nội dung thấp. Trong một giao dịch trong Q4/2011, công ty quan hệ công chúng và quảng cáo toàn cầu Ogilvy&Mather Worldwide đã mua lại 49% cổ phần của công ty tiếp thị Nanjing Yindu có trụ sở tại Trung Quốc, giá trị thương vụ không được tiết lộ. Sau thương vụ này, có nhiều thương vụ mua lại nội dung ở Trung Quốc bao gồm các tài sản thuộc sở hữu của Đài truyền thanh Quốc gia Trung Quốc (bởi QVC, Inc.) và Công ty Quốc tế giải trí Kỹ thuật số (bởi Wizzard Software Corp).
Các công ty Trung Quốc nhằm vào các giao dịch giúp mở rộng nhiều khán giả, các giao dịch mở và rộng hơn.
Những người trả lời tại Trung Quốc đặt hệ thống phân phối đa phương tiện và truyền thông xã hội trong số những tiểu ngành hàng đầu của Hoa Kỳ để tiến hành đầu tư và mua bán sáp nhập trong 12 tháng tới. Trong sự tác động tương hỗ của mối quan tâm tại Hoa Kỳ nhằm giải quyết vấn đề sức mua tiêu dùng đang tăng, các rạp chiếu phim dẫn đầu trong danh sách lĩnh vực giải trí, với 44% người trả lời.
Khi tìm kiếm mua lại các công ty và tài sản trong ngành giải trí, quảng cáo và truyền thông số Hoa Kỳ, không giống như các đối tác Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc ít tập trung vào các thương vụ nhỏ. Trong khi nhóm các công ty trị giá dưới 250 triệu USD vẫn được ưu tiên hàng đầu, 37% người được phỏng vấn kỳ vọng vào các giao dịch trị giá từ 250 triệu USD đến 500 triệu USD.
Trong khi thương vụ Dalian Wanda Group – công ty có trụ sở tại Trung Quốc mua lại chuỗi rạp chiếu phim Hoa Kỳ AMC Entertainment với 2,6 triệu USD không phải là một giao dịch có kích cỡ tiêu biểu, đây là giao dịch chứng minh cho chiến lược mua lại của Trung Quốc nhằm đáp ứng sự tăng trưởng tiêu dùng. Liên doanh tạo ra với công ty của Hoa Kỳ cũng cho phép ngành truyền thông Trung Quốc mở rộng lĩnh vực giải trí và truyền thông trong nước ra Hoa Kỳ và toàn thế giới.
Các hoạt động đầu tư và mua lại các nhà phân phối truyền thông và truyền thông xã hội sẽ cho phép các công ty Trung Quốc đạt được mục tiêu mở rộng khán giả trên toàn cầu, theo một chiến lược gia cấp cao của một công ty tiếp thị và quảng cáo hàng đầu có trụ sở tại NewYork. Một ngân hàng đầu tư tại Trung Quốc thêm rằng việc các nhà đầu tư Trung Quốc đã tham gia đầu tư nhiều vào ngành sản xuất phim và mở rộng phân phối sẽ làm tăng khả năng đạt được doanh thu tiềm năng. Một ví dụ tiêu biểu là liên doanh giữa Sun Media Group và Harvest Management Fund Co đã thông báo hồi tháng 2 năm 2012. Quỹ đầu tư tư nhân Harvest Seven Stars đã tạo ra một quỹ 800 triệu USD đầu tư vào các nhà phân phối và các nhà sản xuất phim tư nhân.
Trung Quốc tìm kiếm mua lại toàn bộ; Hoa Kỳ buộc phải tìm kiếm liên doanh
Với các công ty giàu về tiền mặt, những người được phỏng vấn ở tất cả các nước hầu hết cho rằng các công ty Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ các công ty mục tiêu tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo, truyền thông số trong 12 tháng tới. Ngược lại và do những hạn chế bởi luật pháp Trung Quốc, các công ty Hoa Kỳ tìm kiếm các thương vụ tại Trung Quốc hầu hết tìm kiếm liên doanh, liên minh chiến lược hoặc mua lại cổ phiếu thiểu số.
“Không có mục tiêu tài chính sau những vụ mua lại công ty Hoa Kỳ”, một đối tác quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Trung Quốc cho biết về ý định của các công ty Trung Quốc. “Họ muốn đạt được mục tiêu chiến lược như là công nghê và tiêu chuẩn sản xuất. Đối với họ, mục tiêu chính xác nhất là nắm quyền kiểm soát toàn bộ và mang những nội dung hoặc công nghệ mới về Trung Quốc.”
Một số công ty Trung Quốc tiềm năng tỏ ra lo lắng trước chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), nhóm các cơ quan liên ngành đang rà soát lại các vụ mua lại đi kèm với vấn đề kiểm soát giao dịch từ nước ngoài, đã đưa ra những khuyến cáo khiến tổng thống ra lệnh dừng giao dịch mua lại công ty Ralls bởi một tập đoàn Trung Quốc, vì vấn đề an toàn quốc gia. Quyết định này đã khiến nhiều công ty mua tiềm năng ngần ngại tiến hành các giao dịch sang các lĩnh vực khác. Ví dụ như trong lĩnh vực truyền thông số, lĩnh vực mà các sản phẩm truyền thông xã hội được xây dựng dựa trên chính sách bảo mật và công nghệ dữ liệu, thu thập dữ liệu tinh vi, có thể liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia.
Việc rà soát an ninh Trung Quốc, thuộc chức năng của Bộ Thương mại (MOFCOM) và các quy định luật pháp đối với các đối tác khu vực sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động M&A từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc để loại trừ những giao dịch mua lại cổ đông đa số. Một nhà điều hành công ty truyền thông tại Hoa Kỳ bình luận “Các công ty Hoa Kỳ thích nắm giữ cổ đông thiểu số, sợ những rào cản pháp luật”. Từ năm 2012, hơn một nửa các vụ mua lại trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số tại Trung Quốc bởi các công ty Hoa Kỳ là nhằm mua lại cổ đông thiểu số. Các thương vụ nổi bật nhất bao gồm AutoTrader.com mua lại 24% cổ phần của BitAuto và News Corporation mua lại 24% cổ phần của Bona Film Group.
Những rào cản và rủi ro của hoạt động mua bán – sáp nhập
Luật pháp Hoa Kỳ, những điều kiện công khai thông tin là những rào cản đối với các công ty Trung Quốc
Khi được hỏi về các vấn đề tại Hoa Kỳ gây trở ngại nhất cho các công ty Trung Quốc tìm kiếm chỗ đứng trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số tại Hoa Kỳ, những người trả lời cho biết đó là những rào cản luật pháp (44%), và điều kiện công khai (34%). Sự hiện diện của CFIUS và những chuẩn mực đánh giá với trách nhiệm cao nhất tại Hoa Kỳ tạo ra những rủi ro tuân thủ cho các công ty Trung Quốc.
Nhiều công ty được phỏng vấn tại Trung Quốc nhắc tới những can thiệp gần đây của chính phủ Hoa Kỳ trong thương vụ Ralls Corp và yêu cầu bất cứ hoạt động đầu tư nào bởi các nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE sẽ bị đình chỉ như là những rào cản đáng kể. Một số cho biết rằng những quan điểm, thái độ trong Quốc hội Hoa Kỳ đang là trở ngại chính cho các công ty Trung Quốc. Một nhà điều hành của trang thông tin điện tử truyền thông số nổi tiếng tại Trung Quốc cho rằng “các công ty Trung Quốc sẽ đợi các điều kiện thích hợp hơn.”
Một đối tác có văn phòng tại Thương Hải của một quỹ đầu tư tư nhân Hoa Kỳ cho rằng khó khăn của các công ty Trung Quốc trong việc thâm nhập vào Hoa Kỳ đó là việc hoạt động kinh doanh vốn dĩ là phải giữ bí mật thông tin thì chính phủ Hoa Kỳ lại yêu cầu minh bạch thông tin. “Yêu cầu minh bạch tại Hoa Kỳ là không thể chấp nhận đối với các công ty Trung Quốc” “và các chuẩn mực có vẻ như không cần thiết. Nguồn tài chính và chiến lược dài hạn cần phải giữ bí mật và khi thông tin này bị lộ, các thương vụ có xu hướng thất bại”.
Chuẩn mực đánh giá với trách nhiệm cao: Hệ thống luật pháp Trung Quốc chứa đựng nhiều vấn đề đối với các công ty Hoa Kỳ
Tuân thủ chuẩn mực đánh giá với trách nhiệm cao là rào cản lớn nhất đối với các công ty và các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong ngành công nghiệp giải trí, quảng cáo và truyền thông số.
Sự giao tiếp được coi là một nỗi sợ lớn đối với các công ty mua Hoa Kỳ, và tiếp cận thông tin cần thiết để vào chặng trung gian của việc đàm phán thường gây khó khăn bởi các công ty Trung Quốc không có thiện chí.
Mức độ công khai – những chuẩn mực đối với các công ty Hoa Kỳ – là điều xa lạ đối với phần lớn các công ty Trung Quốc, đặc biệt với các công ty gia đình. Theo một nhà điều hành công ty truyền thông tại Hoa Kỳ, khi hoạt động kinh doanh bùng nổ, việc tiêu chuẩn hóa và luật pháp đóng kín, kết quả là, tầm quan trọng của một đối tác khu vực đáng tin cậy với tầm hiểu biết đầy đủ về thị trường và các công ty Trung Quốc sẽ trở lên rất quan trọng.
Kết luận
Hoạt động đầu tư và M&A trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo và truyền thông số, bởi các công ty Trung Quốc vào Hoa Kỳ và ngược lại, đang phát triển ổn định và có xu hướng tiếp tục mở rộng.
Một câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư và chính phủ của cả hai nước là làm thế nào để tạo thuận lợi cho hoạt động này, như sự dẫn đường cho sự tăng trưởng của cả ngành công nghiệp và của công ty cũng như là con đường đến với các thị trường mới và nguồn vốn mới. Một chuỗi những trở ngại – kinh tế, văn hóa, chính phủ – sẽ đặt ra cho các bên mua xuyên biên giới Hoa Kỳ-Trung Quốc. Như ý kiến của những người trả lời phỏng vấn, các yếu tố quan trọng nhất để vượt qua những trở ngại là sự kiên nhẫn và kiên định, sáng tạo trong việc xây dựng các thương vụ và đối tác, và sự nhanh nhạy trước những khác biệt giữa các quốc gia cũng như cách thức tạo ra cầu nối giữa họ.
Lê Nguyễn (biên dịch)