BVNTD

Chính sách cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP – Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam

18/06/2020

     CPTPP là hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và nhiều chủ đề khác.

     Hiệp định CPTPP bao gồm 30 Chương trong đó có Chương thứ 16 về “Chính sách Cạnh tranh”. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương xin được đăng toàn văn bản dịch đầy đủ về nội dung Chương 16 Chính sách Cạnh tranh: (Tiếng việt) (Tiếng Anh).

     Tại Chương thứ 16 Chính sách Cạnh tranh của hiệp định CPTPP đưa ra các nguyên tắc chung nhằm đảm bảo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng trong khu vực qua đó thúc đẩy mục tiêu về thương mại và đầu tư của Hiệp định. Theo đó, các nước thành viên CPTPP cam kết phải đảm bảo một số yêu cầu chung:

     – Ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh quốc gia để xử lý các hoạt động gây nguy hại đến môi trường cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng;

     – Duy trì cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, bảo vệ môi trường cạnh tranh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử;

     – Đảm bảo thủ tục công bằng trong tố tụng cạnh tranh (bên vi phạm phải được phép tiếp cận thông tin, được đưa ra chứng cứ bảo vệ mình, cơ quan cạnh tranh phải bảo vệ bí mật kinh doanh của bên vi phạm.

     – Đảm bảo minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh

     – Bên cạnh đó, CPTPP có quy định về cơ chế hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên thông qua thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin. Đặc biệt, các cam kết trong CPTPP về tố tụng cạnh tranh có các quy định chi tiết về quyền của doanh nghiệp được khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan cạnh tranh tiến hành điều tra nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục hành vi vi phạm luật cạnh tranh quốc gia cũng như các quyền cụ thể trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

     Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018 được xây dựng hoàn toàn phù hợp với các cam kết về chính sách cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP. Qua rà soát, có thể thấy các quy định về kiểm soát hành vi vi phạm trong Luật Cạnh tranh Việt Nam không có sự xung đột, khác biệt với quy định pháp luật cạnh tranh của các nước thành viên CPTPP.

     Những lưu ý đối với doanh nghiệp

     Để chủ động trong môi trường hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi thực thi cam kết CPTPP, liên quan đến chính sách cạnh tranh,, các Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số yếu tố sau:

     1. Tìm hiểu và nắm bắt  pháp luật cạnh tranh các nước thành viên CPTPP

     Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, khi tham gia “cuộc chơi thương mại” trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật của nước sở tại, trong đó cần quan tâm đến các quy định trogn Luật Cạnh tranh (hoặc Luật chống độc quyền). Ở các nước phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh bị coi là hành vi nghiêm trọng và bị xử phạt với mức tiền phạt rất cao (lên đến hàng trăm triệu đô la), ngoài ra người đứng đầu của doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

     2. Tận dụng quyền của doanh nghiệp theo các cam kết của CPTPP khi xảy ra tranh chấp về pháp luật cạnh tranh

     Hiệp định CPTPP với các cam kết về chính sách cạnh tranh công bằng, minh bạch tạo c chế cho các doanh nghiệp được quyền tham gia phiên điều trần, cung cấp các thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu, nắm rõ các cam kết về cạnh tranh trong CPTPP để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến pháp luât cạnh tranh tại các nước thành viên Hiệp định CPTPP.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương