BVNTD

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) công bố Báo cáo thường niên 2019/2020

06/08/2020

     (1) Công tác thực thi pháp luật cạnh tranh:

     CMA đã ban hành 07 quyết định xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh, phạt tiền tổng cộng 56 triệu bảng Anh đối với các bên vi phạm và đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của 10 giám đốc doanh nghiệp do đã tham gia, thực hiện các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     CMA đã thẩm định và đánh giá 62 vụ việc tập trung kinh tế, trong đó, một số thương vụ tập trung kinh tế được phép thực hiện kèm theo các điều kiện hoặc biện pháp nhằm đảm bảo người tiêu dùng không bị thiệt hại; một số vụ việc không được phép thực hiện do có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh và thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng và một số giao dịch tập trung tế bị hủy bỏ trên cơ sở kết quả điều tra của CMA.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     CMA đã tổ chức Chiến dịch tuyên truyền mang tên “Gian lận hay Cạnh  tranh?” nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Chiến dịch “Gian lận hay Cạnh tranh?” đã giúp doanh nghiệp và người dân Anh hiểu rõ dấu hiệu của các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp gồm thỏa thuận ấn định giá, thông đồng đấu thầu và phân chia thị trường. Thông điệp của Chiến dịch này đã được truyền tải tới hơn 29 triệu người trên khắp Vương quốc Anh, phát sóng trên 47 đài phát thanh quốc gia, đặt trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của họ là công bằng và hợp pháp.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     (2) Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

     CMA tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo người tiêu dùng, bao gồm cả những đối tượng yếu thế, có thể tự do tiếp cận thị trường; đạt được giao dịch công bằng, hợp lý với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ; được bảo vệ trước các hành vi thương mại không lành mạnh. Trong năm tài khóa 2019-2020, trong 04 cuộc điều tra của mình, CMA đã yêu cầu 29 doanh nghiệp có liên quan phải thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, CMA tiếp tục hành động nhằm bảo đảm quyền lợi của những người mua nhà nhằm tránh các điều khoản bất lợi khi ký kết hợp đồng mua, bán nhà với chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển nhà ở; xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các phòng khám y tế để cho phép bệnh nhân được cân nhắc, đưa ra lựa chọn hợp lý.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     Bên cạnh đó, CMA cũng đã có những điều chỉnh chính sách quan trọng nhằm đảm bảo người tiêu dùng được đối xử công bằng khi tham gia mua sắm trực tuyến, cho dù là đặt phòng khách sạn, mua vé xem hòa nhạc hoặc các sự kiện thể thao hay đọc bình luận, nhận xét khi mua hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương thức giao dịch điện tử.

     (3) Rà soát, nghiên cứu thị trường

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     Trong năm vừa qua, CMA ưu tiên rà soát, tiến hành nghiên cứu đối với các thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, cụ thể:  

     – Tiến hành điều tra, khảo sát trong lĩnh vực dịch vụ tang lễ;

     ​- Triển khai nghiên cứu thị trường nền tảng trực tuyến và quảng cáo điện tử;

     – Tiến hành nghiên cứu thị trường kinh tế số;

     Từ đó, CMA đặt ra mục tiêu tiếp tục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các thị trường mới nổi hoặc phát triển nhanh chóng, đồng thời vẫn thúc đẩy đổi mới.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     Nhận thức được vai trò ngày càng tăng của mình sau khi Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), CMA đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc đảm bảo nguồn lực con người, kỹ năng và cơ sở hạ tầng cần thiết để thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. CMA sẵn sàng tiến hành rà soát tập trung kinh tế thêm 30-50 vụ ở giai đoạn 1, khoảng 5 vụ ở giai đoạn 2 và tổ chức điều tra thêm 5-7 vụ việc hạn chế cạnh tranh mỗi năm.

Nguồn ảnh: Trích từ Báo cáo thường niên 2019/2020 của CMA

     Vào cuối kì báo cáo (đầu năm 2020), trọng tâm công việc của CMA hướng đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp do vi-rút corona (COVID-19), CMA đã hành động nhanh chóng nhằm đảm bảo cách tiếp cận thực thi pháp luật cạnh tranh của mình không cản trở sự hợp tác cần thiết giữa các nhà cung cấp để duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. CMA cũng thành lập một đội đặc nhiệm COVID-19 để giám sát thị trường và thu thập bằng chứng về các hành vi gây hại, giúp can thiệp đúng đắn và kịp thời./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương