BVNTD

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tham dự Hội thảo “Phân tích kinh tế trong thực thi pháp luật cạnh tranh” tại In-đô-nê-xia

22/07/2019

      Khóa đào tạo “Phân tích kinh tế trong thực thi pháp luật cạnh tranh” có sự tham gia của các đại diện cơ quan cạnh tranh 10 nước ASEAN, các chuyên gia đến từ Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC), Giáo sư Koki Arai đến từ Trường Đại học Shumei Nhật Bản, Tiến sĩ Eugenia Mardanugraha đến từ Trường Đại học In-đô-nê-xia.Nội dung của Khóa đào tạo tập trung vào một số phương pháp phân tích kinh tế mang tính lý thuyết và thực tiễn khi tiến hành các vụ việc cạnh tranh.

      Rà soát, phân tích thị trường nhằm phát hiện các hành vi phản cạnh tranh 
      Hội thảo chia sẻ kinh nghiệmrà soát, phân tích thị trường là bước tiền kiểm nhằm phát hiện các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường.Việc rà soát thị trường nhằm phát hiện các hành vi phản cạnh tranh được thực hiện thông qua (i) Rà soát cấu trúc thị trường và (ii) Rà soát hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường. Rà soát cấu trúc thị trường tập trung phân tích các rào cản gia nhập thị trường, mức độ tập trung thị trường, chi phí chuyển đổi của khách hàng, doanh nghiệp, thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,v.v. Rà soát hành vi của doanh nghiệp là việc theo dõi biến động về giá, sản lượng của doanh nghiệp cung cấp trên thị trường nhằm đánh giá khả năng tăng giá hoặc thực hiện các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thông đồng đấu thầu,v.v.
      Đại diện cơ quan cạnh tranh Việt Nam và In-đô-nê-xia cũng chia sẻ kinh nghiệm rằng đây là công việc thường xuyên mà cơ quan cạnh tranh tiến hành để giám sát, phát hiện các hành vi phản cạnh tranh có thể xảy ra.Qua chia sẻ kinh nghiệm, có thể thấy các phương pháp mà cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN đang thực thiđã dần tiệm cậnvà phù hợp vớithông lệ quốc tếcũng như những phương pháp mà cơ quan cạnh tranh phát triển đang thực thi.
      Phân tích kinh tế trong xác định thị trường liên quan và đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh 
       Trong các vụ việc cạnh tranh, xác định thị trường liên quan là một trong những bước hết sức quan trọng nhằm đánh giá phạm vi ảnh hưởng của hành vi đối với thị trường. Giáo sư Koki Arai chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản khi ứng dụng các mô hình kinh tế trong việc xác định thị trường liên quan, như phép thử độc quyền giả định (SSNIP test), phân tích sự tương quan về giá, xác định khả năng thay thế giữa các sản phẩm thông qua tương quan về giá, xác định thị trường liên quan trong các vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực đặc thù, v.v
      Tiến sĩ Eugenia Mardanugraha đến từ Đại học In- đô-nê-xia đã trình bày một số phương pháp phân tích kinh tế phổ biến trong điều tra các vụ việc cạnh tranh như phân tích dữ liệu thị trường quá khứ, chỉ số về năng lực sản xuất theo mô hình phép thử Augmented Dickey – Fuller, chỉ số tương quan giữa công suất và sự thay đổi về giá, mối tương quan giữa tỷ lệ chênh lệch tỷ suất lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, chỉ số áp lực về giá, động cơ và việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp khi tiến hành mua bán, sáp nhập,v.v.
      Các chuyên gia Nhật Bản đến từ Ủy ban Cạnh tranh bình đẳng Nhật Bản (JFTC) đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về áp dụng phân tích kinh tế trong đánh giá vụ việc sáp nhập giữa cácdoanh nghiệp trên thị trường dịch vụ đặt khách sạn và nhà hàng trực tuyến. Việc phân tích gợi mở nhiều vấn đề cần trao đổi và chia sẻ như cách xác định thị trường liên quan trong thị trường đa diện, các yếu tố để xác định sức mạng thị trường, quan điểm của cơ quan cạnh tranh về vụ việc, các thông tin mà cơ quan cạnh tranh cần thu thập thêm trong quá trình điều tra vụ việc.
      Sau 04 ngày làm việc nghiêm túc, khóa đào tạo được đánh giá cao bởi các đại biểu tham gia.Những kiến thức và kinh nghiệm tốt của Khóa đào tạo có thể áp dụng một phần hoặc từng bước tại các nền kinh tế tùy thuộc vào khả năng và mục tiêu trong chính sách cạnh tranh. Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng đã có đóng góp thiết thực, làm rõ các phương pháp phân tích kinh tế trong điều tra các vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần thêm thời gian, nâng cao kiến thức, năng lực về phân tích kinh tế chuyên sâu để có thể thực thi hiệu quả trong các vụ việc cạnh tranh trong tương lai. Đặc biệt, khi Luật Cạnh tranh Việt Nam (sửa đổi) đã được ban hành và sẽ thực thi theo hướng tăng cường phân tích kinh tế trong các vụ việc cạnh tranh./.
 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương