edf40wrjww2News:News_Content
Tham dự hội thảo có ông Cao Xuân Quảng – Phó trưởng ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh – Cục Quản lý cạnh tranh; ông Nguyễn Đức Minh – Phó trưởng Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh; ông Osamu Igarashi – Cố vấn trưởng dự án JICA tại VCA, chuyên gia JFTC, ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa; đại diện của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, giới nghiên cứu và truyền thông tại tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Đức Minh đã có bài tham luận trình bày về các điều khoản quan trọng của Luật cạnh tranh liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, cụ thể là, thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền trên thị trường và tập trung kinh tế, các vụ việc liên quan, thủ tục xử lý vụ việc và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Về phía Nhật Bản, ông Osamu Igarashi đã giới thiệu về “Lợi ích của cạnh tranh”. Trong bài tham luận của mình, ông Igarashi đã giải thích về các lợi ích của cạnh tranh đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng. Liên quan đến các lợi ích của cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, ông đã chỉ ra 4 điểm, cụ thể là, giảm chi phí sản xuất, tính hiệu quả và năng suất, cải tiến và tái cơ cấu các lĩnh vực. Sau đó, ông đã giải thích về việc phân loại về mặt lý thuyết các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.
Dựa trên những vấn đề trên, ông Igarashi đã chỉ ra cho các đại biểu tham gia rằng nếu Luật Cạnh tranh không được thực thi một cách phù hợp, và cạnh tranh công bằng và tự do không được tăng cường ở Việt Nam thì những người bị ảnh hưởng bởi những điều này sẽ là chính bản thân họ.
Cuối cùng, ông Igarashi đã giải thích lịch sử của luật và chính sách cạnh tranh của Nhật Bản, đặc biệt là việc sửa đổi Đạo luật chống độc quyền của Nhật Bản, ông đã kêu gọi các đại biểu tham gia phối hợp với Cục QLCT hơn nữa liên quan đến việc sửa đổi Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng như việc thực thi một cách có hiệu quả luật này.
Cũng trong buổi hội thảo, ông Cao Xuân Quảng – Phó trưởng ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đã có bài giới thiệu về các quy định của Luật Cạnh tranh về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua các loại vi phạm và các trường hợp cụ thể. Ông Quảng đã đưa ra các vụ việc liên quan đến chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn, vi phạm về bí mật kinh doanh, hạn chế kinh doanh, nói xấu doanh nghiệp khác, phá rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo với mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã trình bày về tình trạng hiện tại của việc tuân thủ luật cạnh tranh của các doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời ông Hùng đưa ra những đề xuất sau đây để thực thi luật cạnh tranh tại tỉnh:
1. Tăng cường việc tuyên truyền Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác có liên quan
2. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hỗ trợ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
3. Tổ chức các diễn đàn giữa lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp và Ủy ban Nhân dân v.v.
4. Thiết lập bộ máy nhân sự có năng lực để giám sát lĩnh vực cạnh tranh tại Sở Công Thương
5. Tăng cường quản lý thị trường bằng cách lên kế hoạch phối hợp với các Sở có liên quan ví dụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài chính v.v
Thiết lập hệ thống phương tiện thông tin đại chúng để thông tin một cách kịp thời cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ về các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.
Trong phần hỏi đáp, ông Igarashi đã nhận được một câu hỏi “để tăng cường cạnh tranh công bằng và tự do, tôi nghĩ rằng có được Luật Cạnh tranh phù hợp cũng như đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực thi luật là cần thiết. Ông nghĩ thế nào về điều này?”
Đối với câu hỏi này, ông Igarashi hoàn toàn ủng hộ và trả lời “theo dự án JICA, chúng tôi đang làm việc về việc sửa đổi luật nhằm xây dựng Luật Cạnh tranh phù hợp hơn, các doanh nghiệp độc quyền phải bị cấm chặt chẽ. Mặt khác, đối với yêu cầu về một số loại hình doanh nghiệp độc quyền, định nghĩa về vị trí thống lĩnh và tiêu chí về hoạt động mua lại và sáp nhập không hợp pháp, Luật Cạnh tranh hiện nay quy định rằng thị phần của các bên là tiêu chí duy nhất để xác định vấn đề này. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh phải được sửa đổi để cho phép Cục QLCT có thể tiếp cận được tác động phản cạnh tranh của các vụ việc một cách linh hoạt bằng cách xem xét rất nhiều yếu tố khác. Liên quan đến năng lực của cán bộ thực thi, dự án JICA đã phối hợp với Cục QLCT để tăng cường năng lực thực thi trong vòng 4 năm nay. Từ tháng 7 năm nay, sẽ có dự án JICA mới và hợp tác để tăng cường năng lực thực thi của Cục QLCT thêm 4 năm nữa”
Hội thảo “Pháp Luật Cạnh tranh Việt Nam – Kinh nghiệm Nhật Bản” tại Thanh Hóa đã diễn ra thành công tốt đẹp. Những kinh nghiệm quý báu từ phía chuyên gia Nhật Bản cùng những ý kiến trao đổi thẳng thắn từ phía các đại biểu tham dự đã mang lại cái nhìn sâu hơn, tổng quan hơn về Luật Cạnh tranh và việc thực thi Luật Cạnh tranh trong thời gian tới
Bảo Anh