BVNTD

Điểm tin cạnh tranh trong khu vực Đông Á

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

1.     Trung Quốc

Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM), các vụ việc sáp nhập kinh tế tại Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2011 (50%) với tổng số hơn 203 hồ sơ, trong đó có 4 trường hợp bị cấm sáp nhập và 5 trường hợp xin rút đơn. 

Bên cạnh đó, MOFCOM cũng phát hiện ra nhiều vụ việc sáp nhập không thông báo cũng như vẫn tiến hành sáp nhập mà không được phép của MOFCOM. Để tránh tình trạng trên, MOFCOM đã xây dựng chính sách Áp dụng tạm thời đối với các trường hợp tập trung kinh tế không thông báo để tăng hiệu quả công tác quản lý cạnh tranh. Đây là một mô hình quản lý phân cấp, trong một số trường hợp, MOFCOM có thể giao cho cơ quan thương mại cấp tỉnh trực tiếp quản lý và điều tra các giao dịch diễn ra trong lãnh thổ của tỉnh.

Mặc dù mới đưa vào thử nghiệm bắt đầu từ ngày 01/2/2012, nhưng hi vọng mô hình này có thể giúp cho MOFCOM thắt chặt hơn công tác giám sát và quản lý cạnh tranh, giảm thiểu các vụ việc mua bán, sáp nhập không thông báo. Tuy nhiên, để mô hình này được thực thi một cách hiệu quả, MOFCOM cũng cần có chiến lược đào tạo cho các cán bộ địa phương và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời.

Nguồn: Website của  MOFCOM ngày 05/1/2012

2.     Indonesia

Ủy ban Cạnh tranh Indonesia (KPPU) đã hoàn thiện Dự thảo hướng dẫn thi hành Điều 23 của Luật Chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Điều 23 của Luật Chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh năm 1999 quy định cấm các doanh nghiệp trao đổi thông tin bí mật với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, bản dự thảo hướng dẫn đã được nới rộng hơn so với Luật, trong đó, hành vi trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh không bị cấm hoàn toàn mà sẽ được cơ quan có thẩm quyền giám sát và xem xét.

Hành vi gian lận trong đấu thầu là một trong những hành vi phản cạnh tranh phổ biến ở Indonesia. Tiêu biểu là ngay trong một Dự án phát triển Cảng biển Samboja miền Đông tỉnh Kalimantan, KPPU đã liên tiếp phát hiện ra hai vụ việc gian lận trong đấu thầu. Vụ việc thứ nhất được đưa ra phát quyết vào tháng 8/2011 với mức phạt 400 triệu Rupi (47.000 USD) dành cho 3 doanh nghiệp, vụ việc thứ 2 được đưa ra phán quyết ngày 19/01/2012 với tổng số tiền phạt dành cho 05 doanh nghiệp tham gia là 4.42 tỷ Rupi (490.000 USD).

Nguồn: Thông cáo báo chí của KPPU ngày 19/1/2012

3.     Nhật Bản

Ngày 19 tháng 01, Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) ra quyết định xử phạt đối với 03 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng xe ô tô làYazaki, Sumitomo Electric Industries và Fujikura về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với tổng số tiền phạt 12.9 tỷ yên (167 triệu USD).

Theo báo cáo điều tra của JFTC cho thấy từ năm 2000, các công ty nói trên đã có hành vi thỏa thuận gian lận đấu thầu để được cung cấp sản phẩm cho các hãng xe lớn như Toyota, Honda, Nisan và nhiều hãng khác.

Cũng trong vụ việc nói trên, doanh nghiệp Furukawa Electric đã được hưởng khoan hồng do cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan cạnh tranh trong quá trình điều tra.

Nguồn: Báo cáo của JFTC, Phán quyết của JFTC ngày 19/1/2012

4. Hàn Quốc:

Đầu năm 2012, tại Hàn Quốc, hàng loạt các vụ việc thỏa thuận ấn định giá bị phát hiện và xử phạt, trong đó có nhiều doanh nghiệp là các tập đoàn lớn trên thế giới.

Ngày 12/1/2012, Ủy ban Thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC) ra quyết định xử phạt đối với hai tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới là Samsung Electrolnics và LG vì đã có hành vi thỏa thuận ấn định giá bán cho các sản phẩm máy giặt, ti vi màn hình phẳng và máy tính xách tay với tổng số tiền phạt lên đến 44,64 tỷ Won (38 triệu USD) trong đó Samsung chịu mức phạt 25,81 tỷ Won (22 triệu USD) và LG chịu mức phạt 18,83 USD (16 triệu USD).

Tiếp đó, ngày 16/1/2012, KFTC ra quyết định xử phạt 20 nhà sản xuất phân bón với tổng mức phạt 82,8 tỷ Won (16 triệu USD) về hành vi thỏa thuận ấn định giá từ năm 1995-2010.

Ngày 17/1/2012, KFTC đã ban hành Thông tư hướng dẫn giải thích các điều khoản bị trùng lặp giữa Luật Sở hữu trí tuệ với Luật Thương mại lành mạnh. Trong Thông tư hướng dẫn nói trên, KFTC cũng đưa ra nhiều ví dụ về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh như áp đặt giá bán, giới hạn thị trường, sử dụng bằng sáng chế nhằm hạn chế cạnh tranh. Thông tư nói trên được xây dựng nhằm bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trước các doanh nghiệp lớn với thế mạnh liên quan đến bằng sáng chế.

Nguồn: Thông cáo báo chí của KFTC ngày 12/1/2012 và tạp chí Korea Times ngày 21/1/2012

5.     Malaysia          

Ủy Ban cạnh tranh Malaysia (MyCC) đã ra quyết định điều tra đối với hợp đồng ký kết vào tháng 8/2011 giữa Hãng Hàng không AirAsia và Hãng Hàng không Malaysia Airlines. Trong hợp đồng nói trên, hai hãng hàng không đã thỏa thuận hợp tác trong một số lĩnh vực như hỗ trợ mặt đất, đào tạo cán bộ và hợp tác trong dịch vụ kỹ thuật. Thỏa thuận nói trên có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh trong thị trường hàng không và nguy cơ tăng giá vé máy bay.

Đây là vụ việc đầu tiên kể từ khi Luật Cạnh tranh Malaysia có hiệu lực thi hành. Luật Cạnh tranh Malaysia được thông qua vào ngày 10/6/2010 và có hiệu lực thi hành vào tháng 01/2012 với hai mảng hành vi chính là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Nguồn: Tạp chí The Star Onlines ngày 04/1/2012

6.     Singapore

Ngày 05/01/2012, Ủy ban Cạnh tranh Singapore (CCS) đã thông qua việc Johnson &Johnson mua lại công ty Synthes. Synthes là một công ty sản xuất thiết bị y tế, thị trường liên quan được xác định là thị trường cung cấp thiết bị y tế thay thế chức năng cho xương sống, các phần tổn hại từ chấn thương và xương ghép thay thế.

Vụ việc nói trên đã được các bên liên quan thông báo đến CCS vào tháng 11/2011 kèm theo những tài liệu chứng minh vụ việc mua lại không ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và quyền lợi người tiêu dùng.

Ngaỳ 29/12/2011, CCS đã ra quyết định cho phép giao dịch sáp nhập giữa hai công ty sản xuất ổ cứng là Seagate Technology và Samsung Electronics. Theo đó, CCS nhận định rằng vụ việc sáp nhập giữa 2 doanh nghiệp nói trên không có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh trên thị trường, do đây là một thị trường khá năng động và rào cản gia nhập thị trưởng gần như không có.

Nguồn: Website chính thức của CCS

Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương