edf40wrjww2News:News_Content
Ngày 16 tháng 12 năm 2011, thông qua một đạo luật, Philharmonie, một cơ quan quản lý công, được trao quyền và thực hiện các nhiệm vụ:
(1) Quản lý các rạp hát do nhà nước giao,
(2) Tổ chức các sự kiện văn hoá,
(3) Và phát triển quảng bá dàn nhạc Luxembourg Philarmonic Orchestra.
Trên cơ sở đó đã có những cáo buộc đối với Philharmonie, với vai trò vừa là đơn vị quản lý đối với các rạp hát do nhà nước giao và đồng thời là nhà tổ chức các buổi hoà nhạc tại các rạp hát được giao quản lý, có lợi thế để cạnh tranh không bình đẳng đối với các nhà tổ chức các sự kiện văn hoá khác. Và bởi vậy Philharmonie có thể lạm dụng lợi thế này để từ chối hay ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiếp cận sử dụng hệ thống các cơ sở vật chất trên cơ sở điều kiện cạnh tranh bình đẳng.
Trên cơ sở nội dung các cáo buộc , LCA đã quyết định mở một cuộc điều tra đối với Philharmonie dựa trên quy định tại Điều 5, Luật cạnh tranh Luxembourg cùng với Điều 102, Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu.
Vấn đề đầu tiên mà LCA phải đối mặt giải quyết là xác định rõ xem liệu các hành vi của Philharmonie có thuộc trong phạm vi điều chỉnh và có thể bị áp dụng theo các quy định của pháp luật cạnh tranh như một thực thể kinh doanh khác hay không.
Phía Philharmonie cho rằng mình không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh bởi là cơ quan quản lý nhà nước được giao, và doanh thu tạo ra từ việc bán vé đối với các cuộc hoà tấu nhạc giao hưởng cổ điển không đủ để bù đắp đối với những chi phí bỏ ra để tổ chức các sự kiện này.
Phía LCA thì cho rằng việc không bù đắp được chi phí khi thực hiện các hoạt động của Philharmonie không phải là yếu tố liên quan để xem xét và xác định rằng các hoạt động của Philharmonie là hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, bản chất kinh tế của hoạt động quản lý các rạp hát cũng không cần phải bàn cãi. Vì vậy, LCA tiếp tục thực hiện điều tra bằng việc xác định thị trường liên quan bị tác động ảnh hưởng bởi các hành vi lạm dụng sức mạnh của Philharmonie dựa trên Hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu về xác định thị trường liên quan.
Đầu tiên LCA tập trung vào thị trường tổ chức hoà nhạc. Khi xem xét khả năng thay thế từ phía cung cho thấy rằng thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng cổ điển là một thị trường riêng biệt, khác biệt so với thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thông thường. Tiếp theo LCA tiếp tục phân chia thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng cổ điển dựa vào địa điểm nơi buổi hoà nhạc diễn ra. Trên cơ sở đó, LCA xác định được các phân khúc thị trường riêng, theo đó có phân khúc thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng cổ điển tại các nhà hát được xây dựng nhằm tổ chức các sự kiện âm nhạc giao hưởng và phân khúc thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng cổ điển khác. LCA cho rằng không có sự thay thế cho nhau giữa hai loại sự kiện âm nhạc gồm sự kiện âm nhạc giao hưởng và các loại nhạc thính phòng cổ điển khác. Và vì vậy, Philharmonie được xác định là có vị trí độc quyền tự nhiên trên phân khúc thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng giao hưởng bởi giữ vai trò là đơn vị quản lý đối với rạp hát thính phòng Grand Auditorium de la Philharmonie. Đây là rạp hát thính phòng duy nhất tại Luxembourg được thiết kế đặc biệt chỉ để dành cho các buổi biểu diễn nhạc giao hưởng. Vì thế, LCA đã đi đến kết luận rằng Philharmonie hiện đang có vị trí thống lĩnh trên phân đoạn thị trường này. Tuy nhiên, kết quả điều tra không cho thấy rằng Philharmonie lạm dụng vị trí thống lĩnh trên phân khúc thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng giao hưởng. Thay vào đó, LCA đưa ra kết luận rằng Philharmonie có vị trí thống lĩnh trên phân khúc thị trường tổ chức các buổi hoà nhạc thính phòng cổ điển khác, nơi hiện đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp và Philharmonie chỉ chiếm một mức thị phần khiêm tốn.
Và cuối cùng, LCA thực hiện điều tra đối với thị trường điều hành các rạp hát và xác định rằng các rạp hát có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên độ lớn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đi kèm. Các rạp hát được điều hành bởi Philharmonie, gồm rạp hát thính phòng Grand Auditorium de la Philharmonie và Rockhal, nằm trong nhóm các rạp hát có sức chứa trung bình. Mặc dù rạp hát thính phòng Grand Auditorium de la Philharmonie và Rockhal hiện đang có danh tiếng rất tốt đối với khán giả nhưng LCA cho rằng có rất nhiều lựa chọn đối với các rạp hát có sức chứa trung bình khác mà có thể tổ chức nhiều sự kiện âm nhạc. Với thực tế đó, LCA xác định rằng Philharmonie không có vị trí thống lĩnh trên thị trường điều hành các rạp hát và vì vậy bác bỏ các cáo buộc về các hành vi vi phạm Điều 5, Luật cạnh tranh Luxembourg.
Như vậy, mặc dù LCA đã bác bỏ các cáo buộc Philharmonie có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhưng đây lại là vụ việc đầu tiên đánh dấu một tiền lệ theo đó xác định các cơ quan quản lý công (public entities) cũng có thể là đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Luxemboure hoặc pháp luật cạnh tranh Châu Âu. Và vụ việc 2015-RP-02, Philharmonie là một tiền lệ.
Nguồn: Case n.2015 – RP – 02, Philharmonie
(http://www.concurrence.public.lu/fr/decisions/abus-de-position-dominante/2015/decision-2015-e-01/Decision-2015-E-01.pdf)