BVNTD

Giới thiệu pháp luật kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Thụy Sĩ

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Luật Cạnh tranh Thụy Sĩ được ban hành ngày 6 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1996, gồm 7 chương, 63 điều quy định về thỏa thuận bất chính nhằm hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, kiểm soát tập trung kinh tế và quản lý đấu thầu. Kể từ khi ban hành Luật này đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp.

Theo quy định tại Điều 5.1, Luật Cạnh tranh Thụy Sĩ, các thỏa thuận bị coi là bất hợp pháp khi chúng gây tác động ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh trên thị trường của các loại hàng hóa, dịch vụ nhất định và không đảm bảo hiệu quả kinh tế hoặc dẫn đến ngăn chặn cạnh tranh hiệu quả. Luật này quy định điều chỉnh đối với cả các thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc.

Có ba dạng thỏa thuận ngang điển hình bị cấm. Một là, thỏa thuận ấn định giá trực hoặc gián tiếp. Hai là, thỏa thuận hạn chế số lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, mua hoặc bán. Ba là, thỏa thuận phân chia thị trường về mặt địa lý hoặc theo đối tác thương mại.

Những thỏa thuận dọc được coi là có tác động đáng kể đến cạnh tranh và bị coi là bất hợp pháp nếu chúng không bảo đảm hiệu quả kinh tế, bao gồm các thỏa thuận có nội dung trực hoặc gián tiếp ép buộc nhà phân phối bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá cố định hoặc giá tối thiểu; trực tiếp hoặc gián tiếp giới hạn lãnh thổ hoặc khu vực phân phối hoặc các khách hàng của nhà phân phối; giới hạn việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng; giới hạn phân phối chéo giữa các nhà phân phối trong hệ thống phân phối; ngăn chặn các nhà sản xuất cung cấp các bộ phận hay phụ tùng thay thế cho các doanh nghiệp khác không phải là các nhà phân phối tham gia thỏa thuận.

Ủy ban cạnh tranh Thụy Sĩ là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi. Ủy ban này bao gồm các ban điều tra được phân theo các ngành khách nhau. Mỗi ban sẽ xử lý tất cảc các vụ việc liên quan đến ngành được phụ trách trong đó có bao gồm các vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

Trong lần sửa đổi năm 2004, chính sách khoan hồng đã được áp dụng và thực thi nhằm phát hiện tốt hơn đối với thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp. Chính sách khoan hồng cũng giúp các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận vạch trần các thủ đoạn của doanh nghiệp khác đồng thời góp phần phát hiện thêm nhiều thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng như đơn giản hóa công việc của cơ quan cạnh tranh. Để được hưởng khoan hồng doanh nghiệp phải cung cấp thông tin hay bằng chứng về một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cơ quan cạnh tranh. Nhờ vào chính sách khoan hồng mà các điều tra viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm.

Theo quy định, Ủy ban cạnh tranh Thụy Sĩ có thẩm quyền thực hiện việc khám xét tại địa điểm kinh doanh, nhà riêng hoặc phương tiện của cá nhân có liên quan để tìm kiếm chứng cứ khi cần thiết trong quá trình thực hiện điều tra. Đây là quyền mới được quy định cho Ủy ban cạnh tranh Thụy Sĩ kể từ năm 2004. Khi tiến hành khám xét, mặc dù các doanh nghiệp đối tượng có quyền chỉ định hoặc mời luật sư nhưng Ủy ban cạnh tranh có quyền thực hiện khám xét mà không cần phải đợi tới khi luật sư có mặt.

Tại Chương 4 phần 6, từ Điều  49 đến Điều 53, Luật Cạnh tranh Thụy Sĩ quy định chi tiết hình thức và mức độ xử , theo đó nếu thực hiện hành vi thỏa thuận bất chính nhằm hạn chế cạnh tranh vi phạm pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phải chịu xử phạt lên đến 10% tổng doanh thu tại thị trường Thụy Sĩ, tối đa trong vòng 3 năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt cụ thể được xác định căn cứ vào thời gian vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi.

                                                                               Phùng Văn Thành – Phòng Điều tra vụ việc Hạn chế cạnh tranh 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương