BVNTD

Hãng cung cấp vật liệu xây dựng Martin Marietta thâu tóm hãng Vulcan Materials

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Vulcan đang là hãng cung cấp vật liệu xây dựng lớn nhất nước Mỹ với quy mô khoảng 8.000 công nhân và có giá trị thị trường vào khoảng 5,17 tỷ USD. Trong khi đó, Martin Marietta chỉ có khoảng 4.500 công nhân, giá trị thị trường chỉ ở 3,53 tỷ USD.

Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Chủ tịch kiêm CEO của Martin Marietta, ông C. Howard Nye, đã thực hiện một hành động táo bạo đó là gửi một lá thư tới Chủ tịch kiêm CEO Vulcan, ông Donald James, để nói rằng, Martin sẽ chuyển thẳng đề nghị chào mua tới các cổ đông của Vulcan mà không cần thông qua ban lãnh đạo của Vulcan nữa, bởi chính các lãnh đạo của Vulcan đã dập tắt nỗ lực đàm phán kéo dài suốt hơn một năm rưỡi của Martin nhằm sáp nhập hai công ty này.

Phải nói thêm rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đã phải tìm cách tái cấu trúc thông qua sáp nhập, hợp nhất. Ý tưởng được coi là “khùng” của Martin Marietta ra đời như vậy. Trở lại sự việc, trong lá thư của mình, Nye nói thẳng thừng rằng, đề nghị chào mua của ông sẽ đủ để hấp dẫn cổ đông của cả hai bên trong bối cảnh khó khăn kinh tế hiện tại.

Nye cũng nói thêm rằng, Martin sẽ đề cử 5 người vào ban quản trị của Vulcan trong đại hội cổ đông năm 2012 của Vulcan, đồng thời thông báo, Công ty thậm chí đã trình hồ sơ lên cơ quan chức năng để đảm bảo về tính pháp lý cho sự đề cử này. Nye đề nghị thành viên ban quản trị của cả hai công ty sẽ vẫn giữ “ghế” trong ban quản trị của công ty sáp nhập, James sẽ vẫn là chủ tịch của công ty mới còn Nye chấp nhận giữ cương vị giám đốc điều hành.

Tham vọng và thái độ tự tin của Martin không phải là không có căn cứ, bởi xét về giá cổ phiếu thì vị thế hai bên lại có sự đảo nghịch – cổ phiếu của Martin Marietta đang dao động quanh mức 75 USD/cổ phiếu, cao hơn cả gấp đôi mức giá 35 USD/cổ phiếu của Vulcan. Nghịch lý này gắn liền với một quá trình kéo dài suốt từ cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất của nước Mỹ năm 2007 và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cho đến nay. Những biến động mạnh mẽ ấy đã đặt áp lực lên cả hai công ty – chi tiêu cho ngành xây dựng ít đi, trong khi hy vọng về một cuộc phục hồi vẫn còn hết sức mờ mịt tại thời điểm này.

Nhưng trong cơn sóng gió ấy, chính kẻ lớn hơn là Vulcan lại chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Chiến lược mở rộng quy mô trong quá khứ của ban lãnh đạo đã khiến công ty này giờ đây phải gánh chịu khoản nợ lớn, trong đó, có khoản nợ khổng lồ 3,1 tỷ USD – gần bằng 3/4 thị giá của công ty này – để lại từ thương vụ mua lại Florida Rock hồi năm 2007.

Trong khi đó, Martin Marietta Materials chỉ “cần mẫn” tập trung vào 2 thị trường chính là Bắc Mỹ và Đại Tây Dương, do đó số nợ cũng ít hơn nhiều. Từ năm 2008 đến nay, cổ phiếu Vulcan đã mất khoảng 53% giá trị, trong khi cổ phiếu của Martin Marietta chỉ giảm khoảng 39%.

Theo lời đề nghị chào mua của Nye với cổ đông của đối thủ, cứ 2 cổ phiếu Vulcan sẽ được hoán đổi lấy 1 cổ phiếu của Martin Marietta. Tính theo giá đóng cửa của cả 2 công ty hôm thứ Sáu, lời đề nghị chào mua của Martin đã định giá cổ phiếu Vulcan ở 36,69 USD, cao hơn 9,4% so với thị giá của Vulcan. Cũng theo lá thư của Nye, việc kết hợp 2 công ty sẽ giúp công ty hợp nhất tiết kiệm được 200 – 250 triệu USD chi phí hoạt động, trong khi trữ lượng khai khoáng của cả 2 công ty sẽ lên đến 28 tỷ tấn. Hơn thế nữa, việc sáp nhập sẽ cải thiện tình hình tài chính của Vulcan, đồng thời, hứa hẹn trả một mức cổ tức cho cổ đông của công ty hợp nhất là 1,6 USD/năm, cao gấp 20 lần số cổ tức mà cổ đông Vulcan hiện được nhận.

Và dường như Nye đã đúng – cổ đông của cả hai bên đều phản ứng tích cực với lời đề nghị này. Mở phiên giao dịch ngày 12 tháng 12 năm 2011, cổ phiếu của Vulcan tăng vọt lên 45 USD, sau đó “hạ nhiệt”, chốt ở 39,08 USD, tăng 5,53 USD hay 16,5% so với giá đóng cửa phiên trước.

Cổ đông của Martin Marietta có vẻ đã chấp nhận thương vụ. Cổ phiếu Martin cũng tăng 2,02 USD hay 2,8% lên 75,39 USD, sau khi đã chạm mức 79,48 USD vào đầu phiên. Đáp lại động thái của Nye, James của Vulcan chỉ đưa ra thông cáo nói rằng, Ban Giám đốc của Vulcan sẽ xem xét cẩn thận đề xuất trong vòng 10 ngày làm việc, đồng thời, khuyến nghị cổ đông chưa nên có động thái gì trong thời gian này.

Martin Marietta và Vulcan đều làm trong ngành cung cấp vật liệu xây dựng, chuyên cung cấp đá, cát, sỏi cho các công trình xây dựng, đồng thời, sản xuất cả nhựa đường, bê tông và xi măng. Với vị thế đứng đầu ngành của cả hai hãng và với mức giá 4,47 tỷ USD mà Martin Marietta đưa ra để mua lại Vulcan, cuộc thâu tóm hứa hẹn là một trong những thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất tại Mỹ trong năm vừa qua.   

                                                                                                                                            Nguồn: Bloomberg

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương