BVNTD

Hiệp định EVFTA mang lại môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam và EU

09/06/2020

     Trước đó, ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định EVFTA tại Hà Nội sau hành trình 09 năm đàm phán. Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu phê duyệt thông qua Hiệp định EVFTA.

     Hiệp định EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm 17 Chương, 02 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý – thể chế.

     Trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đã đưa các cam kết, nghĩa vụ nhằm đảm bảo môi trường (Chương 10 về Chính sách cạnh tranh). Theo đó, với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, các quốc gia cam kết:

  • Áp dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh gồm:
  • Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh;
  •  Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc nhiều doanh nghiệp; và
  • Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu quả.
  • Duy trì cơ quan cạnh tranh, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi đầy đủ và hiệu quả pháp luật cạnh tranh, đảm bảo rằng các cơ quan này có đầy đủ chức năng, quyền hạn cần thiết để thực thi trách nhiệm của mình.
  • Thực thi pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch, trên nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
  • Tôn trọng nguyên tắc công bằng trong thủ tục tố tụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp liên quan.
  • Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh các Bên.

     Với những cam kết về cạnh tranh toàn diện như trên, Hiệp định EVFTA đã tạo ra khuôn khổ pháp lý, cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư tại các nước thành viên trong môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử.

     Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu, nắm rõ các cam kết về cạnh tranh trong EVFTA để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động thương mại, đầu tư tại các nước thành viên Hiệp định Thương mại tự do EVFTA.

     Toàn văn của Hiệp định EVFTA có thể đăng tải tại: http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=5c3ae070-26ed-4c49-b641-5c314a60ce46./.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương