BVNTD

Hội nghị Cạnh tranh ASEAN góp phần đẩy mạnh chính sách cạnh tranh trong khu vực

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Bayu Krisnamurthi, Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia nhấn mạnh chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại có liên quan mật thiết đến nhau, vì vậy nếu cạnh tranh không được bảo đảm sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển ổn định của thị trường.  

Ông Pushpanathan Sundram, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng khẳng định tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh nhằm hậu thuẫn các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách bình đẳng, đẩy mạnh môi trưởng cạnh tranh công bằng, từ đó hướng tới mục tiêu chung tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế.

Phía Việt Nam đã đóng góp 02 trong số trong số 30 bài phát biểu tại Hội nghị. Đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm về quá trình xây dựng và thực thi Luật Cạnh tranh. Là một trong những nước có Luật Cạnh tranh sớm nhất trong khu vực, Cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan có liên quan ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng và thực thi Luật. Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh cũng gặp phải những khó khăn nhất định liên quan đến hạn chế nguồn lực cũng như  nâng cao năng lực cho cán bộ điều tra. Cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác mật thiết với các cơ quan đối tác trong khu vực cũng như các cơ quan cạnh tranh phát triển trên thế giới trên cơ sở học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.

Liên quan đến mối quan hệ giữa Luật và chính sách cạnh tranh đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về tính hình phát triển của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tham gia cùng với xu hướng phát triển chung của khu vực, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đang chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam, bên cạnh những cơ hội kinh doanh và đầu tư mới, cũng sẽ gặp phải những thách thức liên quan đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Quá trình này có thể dẫn đến một trong hai xu hướng, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau hợp tác và cạnh tranh bình đẳng, hoặc cùng nhau hợp tác tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Chính vì vậy, phía Việt Nam hoan nghênh sáng kiến tổ chức những diễn đàn mở như Hội nghị lần này để đại diện của khối doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung có thể tham gia đóng góp ý kiến và thảo luận thẳng thắn về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh.

Hội nghị Cạnh tranh ASEAN nằm trong chuỗi hoạt động tuyên truyền và phổ biến chính sách cạnh tranh của Ban thư ký và Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC). Đây được coi là một trong những sáng kiến hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực về Luật và chính sách cạnh tranh.

Hội nghị có sự tham gia của khoảng hơn 200 đại biểu, bao gồm cán bộ cơ quan nhà nước, thành viên quốc hội, doanh nhân, chính trị gia, học giả và giới truyền thông. Các diễn giả đã tham gia trình bày, phát biểu và thẳng thắn trao đổi ý kiến với đại biểu tham gia Hội nghị.

                                                                                                               Thanh Mai (Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế)

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương