BVNTD

Hội thảo cạnh tranh các nước Asean lần II với chủ đề “ Mua bán sáp nhập – những tác động đến khu vực Asean”

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Với mục tiêu nhằm đem lại cái nhìn đa chiều về M&A, hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự của đại diện các Bộ, ngành, các quỹ đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, các hãng tư vấn luật đến từ các quốc gia Asean và các nước đối tác phát triển khác cũng như đông đảo các cơ quan báo chí và truyền hình.

            Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định hoạt động M&A có thể giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiến hành tái cơ cấu, qua đó mở rộng và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và qua đó, góp phần giúp các nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.    

Trong phiên làm việc ngày 13, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận các vấn đề về M&A đối với nền kinh tế, tổng quan và triển vọng M&A trong và ngoài khu vực Asean, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý M&A, các quy định pháp lý về M&A tại khu vực Asean. Đặc biệt, hội thảo cũng chú trọng tới hoạt động M&A xuyên biên giới và cách thức để tối ưu hóa lợi ích của hoạt động M&A đối với các nhóm lợi ích trong các nền kinh tế Asean.

            Các chuyên gia kinh tế nhận định, M&A không chỉ đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang của doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả cao và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, M&A cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những yêu cầu trong việc củng cố và hoàn thiện khung pháp ký và hệ thống chính sách nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế, M&A được coi là một chiến lược hợp lý để duy trì hoạt động của các công ty bên bờ vực phá sản, vực họ dậy để tiếp tục tăng trưởng. Dự báo trong những năm tới, M&A sẽ là xu thế phổ biến trong quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp Việt Nam.

            Đối với vấn đề của Việt Nam, Ông Alan Phan – Chủ tịch Quỹ Viasa Việt Nam cũng cho biết, trước làn sóng M&A đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam cần phải lường trước được các thách thức sẽ phải đối mặt, đặc biệt là những nguy cơ xáo trộn của nền kinh tế và thương hiệu của Việt Nam có thể bị bạt sang một bên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay Việt Nam nên chấp nhận để tiến bộ bắt kịp với các nước hiện giờ đang có lợi thế cạnh.

Phương Thảo

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương