BVNTD

Hội thảo “Chính sách cạnh tranh và tái cấu trúc doanh nghiệp”

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Hội thảo có sự chủ trì của ông Vũ Bá Phú – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và sự tham gia thuyết trình của Giáo sư Akinori Uesugi (Trường Đại học Hitotsubashi, Tokyo, Nhật Bản), ông Osamu Igharashi – Chuyên gia thường trú JFTC tại Việt Nam và ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính. Ngoài ra, hội thảo cũng nhận được sự quan tâm tham dự của các đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông, báo chí.

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2012 về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, hiện nay các Bộ, ngành đều đang gấp rút xây dựng đề án tái cấu trúc doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tái cấu trúc doanh nghiệp lại liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu vốn và là hình thức tập trung kinh tế nhìn từ góc độ của Pháp Luật Cạnh tranh.


              Giáo sư Akinori Uesugi đã phân tích kinh nghiệm Nhật Bản trong quá trình hoàn thiện và phát triển chính sách cạnh tranh gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh cạnh tranh có thể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế và điều này đã được chứng minh qua trường hợp của Nhật Bản. Trong thời kỳ kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính sách cạnh tranh của Nhật Bản lại rất mờ nhạt. Chính mặt trái của chính sách cạnh tranh yếu kém kéo dài này ở Nhật Bản đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản vào những năm của thập nhiên 1970 và 1980 nhưng phải đến những năm cuối của thập niên 1980, Nhật Bản mới nhận ra thực tế này. Theo Giáo sư Akinori Uesugi, kinh nghiệm của Nhật Bản đã chỉ ra rằng trong các nền kinh tế thường tồn tại một xu hướng là tránh việc tái cấu trúc cần thiết cho đến lúc không thể tránh được nữa. Tái cấu trúc đòi hỏi chi phí lớn cho những doanh nghiệp kém hiệu quả. Vì vậy, rất có khả năng những biện pháp này sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi đưa vào thực hiện các biện pháp tăng cường cạnh tranh như tăng cường luật và chính sách cạnh tranh cũng như tái cấu trúc doanh nghiệp. Trên thực tế, chính sự chậm chễ trong việc áp dụng các chính sách cạnh tranh cần thiết sẽ làm cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn. Bài học của Nhật Bản cũng đã cho thấy chính sách ngành chỉ có thể phát huy hiệu quả khi tăng cường được chính sách cạnh tranh trong ngành. Tùy từng nền kinh tế và mức độ phát triển, vai trò của cơ quan cạnh tranh cũng khác biệt nhưng tựu trung lại, cơ quan cạnh tranh phải có tính độc lập và tính nhất quán đủ mạnh để hạn chế các chính sách sai lầm do cơ quan khác trong Chính phủ đề ra.

Với trường hợp của Việt Nam, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là yêu cầu tất yếu trên tiến trình phát triển kinh tế. Theo ông Đặng Quyết Tiến, bản thân DNNN đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém; trong khi đó, tái cấu trúc không chỉ cần thiết đối với bản thân khu vực DNNN mà còn trực tiếp phục vụ và hỗ trợ cho nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Cũng tại buổi hội thảo, các ý kiến đều nhất trí với việc tái cấu trúc được đặt ra nhằm tăng hiệu quả của nền kinh tế và của đầu tư công. Tuy nhiên, tái cấu trúc được tiến hành như thế nào cần được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng để đem lại hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội, đồng thời tránh gây ra những xáo trộn tiêu cực và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế.

Hội thảo “Chính sách cạnh tranh và tái cấu trúc doanh nghiệp” tại Hà Nội đã diễn ra thành công tốt đẹp. Những kinh nghiệm quý báu từ phía các chuyên gia Nhật Bản cùng những ý kiến trao đổi thẳng thắn và tích cực từ phía các đại biểu tham dự đã mang lại cái nhìn đa chiều về văn hóa cạnh tranh và tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ hiện nay.

Xuân Thành

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương