BVNTD

Hội thảo “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp”.

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Tham gia buổi Hội thảo có Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Ông Osamu Igarashi – Chuyên gia thường trú dự án JICA tại Việt Nam, các chuyên gia đến từ Cục Quản lý cạnh tranh, đại diện các Bộ, các sở, ban, ngành, chuyên viên pháp chế của các doanh nghiệp đại diện các ngành, lĩnh vực liên quan như viễn thông, điện lực, ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, xây dựng, hàng không… các Luật sư của các công ty Luật và các giảng viên các trường đại học, các viện nghiên cứu tại Hà Nội, một số đại biểu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, và đông đảo cơ quan báo chí tại Hà Nội. Ông Nguyễn Phương Nam tham gia hội thảo với tư cách chủ tọa Hội thảo, Ông Osamu Igarashi, Chuyên gia thường trú tại Cục quản lý cạnh tranh đến từ Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản, Ông Cao Xuân Hiến – Trưởng ban Điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh và Bà Trần Phương Lan – Trưởng Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh – Cục Quản lý cạnh tranh tham gia hội thảo với tư cách là diễn giả.


            Khai mạc buổi Hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với sự tham dự rất đông đủ của các vị đại biểu. Ông cũng trình bày vai trò, vị trí quan trọng của việc kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, tác động tiêu cực của các hành vi này đối với thị trường, từ đó các đại biểu thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức buổi hội thảo mang chủ đề này nhằm tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin trong nước và kinh nghiệm của Nhật Bản để cộng đồng doanh nghiệp bổ sung những hiểu biết về Luật cạnh tranh nói chung và vấn đề lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền nói riêng, đây cũng là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước, các nhà làm luật lắng nghe những trao đổi từ phía doanh nghiệp để từ đó hoàn thiện Luật Cạnh tranh của Việt Nam, góp phần tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Tại buổi Hội thảo, Bà Trần Phương Lan, Trưởng Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh của Cục Quản lý Cạnh tranh đã có bài giới thiệu về Luật Cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp. Trong bài giới thiệu này, Bà Lan đã giải thích những nền tảng lý thuyết về sự cần thiết của kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của các doanh nghiệp và giới thiệu khái quát các quy định trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, các hình thức xử lý vi phạm về mặt lý thuyết dưới góc độ pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng như theo pháp luật quốc tế trong đó có Nhật Bản, và về mặt thực tiễn thông qua các vụ việc điển hình.


            Ông Igarashi, chuyên gia thường trú tại Cục Quản lý cạnh tranh, đến từ Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản, chuyên gia của dự án JICA, với những kinh nghiệm khi công tác tại Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản (JFTC), đã có bài trình bày trao đổi những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc quản lý doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Trong phần trình bày này, ông Igarashi đã giới thiệu khái quát những kiến thức lý thuyết về vi phạm Luật cạnh tranh và các yêu cầu, đánh giá cụ thể về độc quyền tư nhân trong Luật chống độc quyền Nhật Bản. Chuyên gia Igarashi cũng giới thiệu vụ việc về JASRAC (Hiệp hội bản quyền âm nhạc), là một vụ việc JFTC đã từng xử lý liên quan tới độc quyền tư nhân năm 2009. Trong vụ việc, Chuyên gia đã cung cấp cho đại biểu các thông tin chi tiết liên quan cũng như những hoạt động mà JFTC đã tiền hành để điều tra, xét xử vụ việc.

Cũng trong buổi Hội thảo, Ông Cao Xuân Hiến, Trưởng ban điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh đã có bài giới thiệu rất rõ ràng và đầy đủ về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp theo khía cạnh thực thi pháp luật. Trong bài trình bày của mình, ông đã giới thiệu về các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam đó là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, những hoạt động cụ thể thực thi pháp luật cạnh tranh từ năm 2005 đến thời điểm hiện tại, sau cùng ông đã cung cấp cho đại biểu những hiểu biết cơ bản về những vụ việc cụ thể điều tra và xử lý hành vi vi phạm luật cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam như: VINAPCO, vụ việc các công ty bảo hiểm, MegaStar …

Buổi hội thảo kết thúc thành công rực rỡ với phần trao đổi thảo luận sôi nỗi giữa các vị đại biểu và các diễn giả. Các đại biểu đã phát biểu những khúc mắc liên quan tới việc kiểm soát các doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, những kinh nghiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của phía Nhật Bản cũng như vấn đề về tính độc lập của cơ quan cạnh tranh Nhật Bản… Ông Igarashi đã cung cấp cho đại biểu một thông tin quan trọng về sự khác biệt của giữa cơ quan quản lý cạnh tranh Nhật Bản và cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam đó là ở Nhật Bản, cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra và xử lý vụ việc trong khi ở Việt Nam, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra và Hội đồng cạnh tranh ra quyết định xử lý. Theo ông, trong tương lai, Việt Nam cần nâng cao tính độc lập của cơ quan cạnh tranh Việt Nam hơn nữa. Các vị đại biểu đã bày tỏ sự đánh giá cao việc tổ chức buổi hội thảo này và mong muốn được tiếp tục được tham dự các buổi hội thảo tương tự về Luật Cạnh tranh nhằm có thêm những hiểu biết về Luật Cạnh tranh.

Lê Nguyễn

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương