BVNTD

Hơn 1,5 tỷ USD tiền phạt vi phạm cạnh tranh khu vực Đông Á

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

 

Quốc gia

Số vụ việc

Mức phạt (triệu USD)

Hàn Quốc

31

1.173

Nhật Bản

10

363

Indonesia

7

6

Đài Loan

7

4

Trung Quốc (*)

4

1,4

Việt Nam

32

0,68

Singapore

2

0,4

 

Theo thống kê của văn phòng luật Norton Rose (Hồng Kông), tổng số tiền phạt các vi phạm pháp luật cạnh tranh trong khu vực Đông Á năm 2011 lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Con số này gấp đôi năm 2010 và tương đương với tổng số tiền phạt kỷ lục của năm 2009. Các loại hình vi phạm bị phạt trong năm nay không thay đổi nhiều so với năm ngoái, tập trung chủ yếu vào thỏa thuận giá và lạm dụng sức mạnh thị trường. Năm 2011 cũng đánh dấu sự gia tăng mức phạt đột biến của một số cơ quan cạnh tranh trong khu vực, trong đó Ủy Ban Thương mại Lành mạnh Hàn Quốc (KFTC) có tổng số tiền phạt gần 1,2 tỷ USD dành cho các hành vi hạn chế cạnh tranh

Tổng kết số lượng vụ việc và mức phạt năm 2011 khu vực Đông Á

(*): Số liệu của Trung Quốc được tính tổng thông qua các thông cáo báo chí và quy đổi sang USD bằng tỷ giá công bố ngày 02/1/2012

Việc thống kê tổng số tiền phạt hàng năm là một trong những thước đo mức độ thực thi pháp luật cạnh tranh trong khu vực và thể hiện xu hướng xử lý của các cơ quan cạnh tranh. Con số thống kê năm 2011 cho thấy số lượng quyết định xử phạt các thỏa thuận ấn định giá nhiều gấp hai lần số vụ việc thông đồng trong đấu thầu. Trong số các vi phạm về cạnh tranh, chỉ có các vụ việc của Việt Nam là vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, còn lại là các vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Các vụ việc cạnh tranh chia theo loại hình vi phạm

 

Theo thống kê của năm 2011, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đứng đầu không chỉ Châu Á mà cả thế giới về mức phạt dành cho những vi phạm cạnh tranh, tập trung chủ yếu vào một số ngành như năng lượng, hóa học, xây dựng và dịch vụ tài chính.

 

Những lĩnh vực vi phạm luật cạnh tranh nhiều nhất

Ngành

Số vụ việc

Mức phạt (triệu USD)

Năng lượng

5

412

Bảo hiểm

1

329

Hàng điện tử

6

289

Hóa chất

1

177

Xây dựng

18

175

Kính

1

49

 
Dịch vụ và hàng tiêu dùng là trọng tâm điều tra của các cơ quan cạnh tranh trong khu vực Đông Á năm nay, mặc dù tổng tiền phạt vẫn thấp hơn so với các lĩnh vực khác gộp lại. Các cơ quan cạnh tranh khu vực đã ban hành 21 quyết định xử phạt chống độc quyền liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng. Việc tập trung điều tra các hành vi tác động trực tiếp đến người tiêu dùng cho thấy xu hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm của các cơ quan cạnh tranh sau khi đã có rất nhiều sáng kiến và khuyến nghị chính sách bảo vệ người tiêu dùng được đưa ra tại các diễn đàn khu vực.

Các số liệu thống kê được sử dụng trong bài viết này dựa trên thông cáo báo chí của các cơ quan cạnh tranh trong khu vực Đông Á năm 2011. Báo cáo này chỉ phản ánh một phần bức tranh cạnh tranh trong khu vực vì những số liệu thống kê có thể còn chưa đầy đủ và toàn diện.

 

      Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương