BVNTD

Huawei thắng kiện tại Trung Quốc trong vụ kiện InterDigital lạm dụng vị trí thống lĩnh

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Trong suốt quá trình đàm phán Bằng sáng chế SEPS năm 2008, InterDigital đã đề nghị tính phí 2% tổng doanh thu của Huawei cho chi phí bản quyền tác giả việc sử dụng công nghệ truyền thông mạng không dây 3G ở Trung Quốc và Mỹ. Do khoản phí cao này, tỷ suất lợi nhuận cho sản phẩm của Huawei chỉ còn 3%. Khi Huawei từ chối chấp nhận chi phí quyền tác giả, InterDigital kiện Huawei vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Toà án Mỹ và đệ đơn kiện lên Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ. Vào 2011, để phản đối hành vi trên của InterDigital, Huawei nộp đơn khiếu nại tại Trung Quốc theo Luật Chống độc quyền, cáo buộc Công ty InterDigital lạm dụng vị trí thống lĩnh bằng việc theo đuổi chi phí bản quyền tác giả cao vô lý (vi phạm Điều 17 (1)) và bắt buộc mua Bằng sáng chế SEPS cùng với bằng sáng chế không cơ bản khác (vi phạm Điều 17 (5)).

Phán quyết của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Đông gồm ba vấn đề:

(i) Thứ nhất, liên quan đến lý lẽ của InterDigital rằng các hoạt động bản quyền ở Mỹ nằm ngoài quyền pháp lý của Toà án Trung Quốc, toà án Quảng Đông đã phản bác lại rằng Luật Chống độc quyền Trung Quốc có quyền đặc quyền ngoại giao vì các hành vi InterDigital gây nên “tác động và ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc dễ dàng xác định” với hoạt động kinh doanh nội địa tại Trung Quốc của Huawei.

(ii) Thứ hai, Toà án Quảng Đông giữ nguyên phán quyết toà án Thâm Quyến về hành vi InterDigital ấn định giá một cách vô lý và không phù hợp, trong bối cảnh thực thế là các nhà cung cấp khác được tính với các mức chi phí thấp hơn, và chính InterDigital đã tự tính phí thấp hơn cho các đối thủ của Huawei như Apple và Samsung.

(iii) Thứ ba, Toà án Quảng Đông bác bỏ phán quyết của toà án Thâm Quyến về hành vi vi phạm Điều 17 (5), cụ thể việc InterDigital bắt buộc mua gói Bằng sáng chế cơ bản và không cơ bản là phù hợp với mục tiêu hiệu quả và do đó không bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Mặc dù lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cốt lõi của vụ việc, nhưng không có bất kỳ báo cáo nào chỉ ra Toà án Quảng Đông xem xét liệu thực thi Điều 17 cần phải thông nhất theo quy định của Điều 55 Luật Chống Độc quyền hay không. Điều 55 quy định rằng Luật Chống độc quyền không hiệu lực đối với “hành vi hợp pháp liên quan quyền sở hữu trí tuệ”, nhưng Luật Chống Độc quyền lại có quyền điều chỉnh hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ nhằm hạn chế hay cản trở cạnh tranh. Từ năm 2011, Uỷ ban Công nghiệp và thương mại Nhà nước (SAIC) đã chỉ đạo soạn thảo văn bản hướng dẫn thực thi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Chống Độc quyền, tuy nhiên vẫn chưa có một lộ trình rõ ràng về việc khi nào các văn bản hướng dẫn đó được hoàn thành và có hiệu lực.

Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế

Theo “Competition law in East Asia Quarterly review – Norton Rose”

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương