BVNTD

Kết quả Tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản- Bài học đặt ra với Việt Nam”

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Tiếp tục chủ đề về chính sách khoan hồng của buổi tọa đàm lần thứ nhất, ngày 31 tháng 12 năm 2008, tại Trụ sở Cục quản lý cạnh tranh (25 Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra tọa đàm tháng 12 với chủ đề “Kinh nghiệm thực thi chính sách khoan hồng tại Mỹ và Nhật Bản- Bài học đặt ra với Việt Nam” với sự tham gia của các cán bộ của Trung tâm thông tin cũng như Cục Quản lý cạnh tranh.
     Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe phần trình bày tham luận của các diễn giả, trong đó khẳng định chính sách khoan hồng là công cụ hữu hiệu để khám phá các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bắt nguồn từ việc thu thập thông tin từ phía các bên tham gia thỏa thuận. Việc Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ủy ban châu Âu áp dụng thành công chương trình khoan hồng này đã mang lại những bài học kinh nghiệm hết sức cần thiết cho Việt Nam. Các đại biểu cũng thẳng thắn trình bày các quan điểm của mình về nội dung được nghiên cứu, và tập trung chủ yếu vào khả năng áp dụng đối với Việt Nam hiện nay. 



Vai trò của chính sách khoan hồng là rất rõ ràng, tuy nhiên Ông Nguyễn Mạnh Linh bày tỏ lo ngại về những vướng mắc gặp phải khi áp dụng chính sách khoan hồng đối với nền kinh tế đang chuyển đổi và có hệ thống pháp luật chưa đồng bộ của Việt Nam. Chúng ta cần có sự nghiên cứu cụ thể về việc triển khai áp dụng như thế nào, không nên thấy khó mà ngại làm và khi làm cần phải quyết liệt, trên cơ sở triển khai thực tế, có thể có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên thế giới, việc hình thành chính sách khoan hồng cũng đã trải qua nhiều bước điều chỉnh và sửa đổi để tăng tính hiệu quả của các chương trình này.


      Theo Ông Nguyễn Thành Hải thì cần phải cân nhắc về thứ tự nộp đơn xin hưởng khoan hồng, chỉ ứng viên nộp đơn đầu tiên mới có thể nhận được cơ chế miễn trừ hoàn toàn, và nếu chương trình được mở rộng đối với các ứng viên nộp đơn tiếp theo thì phải có sự khác biệt đáng kể trong việc giảm nhẹ mức tiền phạt. Mức độ ưu tiên này sẽ khuyến khích tối đa các bên tham gia thỏa thuận trở thành bên đầu tiên rút lui và trình báo với cơ quan quản lý cạnh tranh. Ở Nhật Bản, Chính phủ quy định mức miễn giảm tiền phạt đối với các đối tượng khai báo đầu tiên, khai báo thứ hai và thứ ba  theo thứ tự giảm dần, từ 100%, 50% đến 30% mức phạt. Đây có thể xem là biện pháp tối đa hóa khả năng hợp tác của các bên tham gia trình báo trong các vụ việc cartel.

Ông Bùi Viết Trường chia sẻ quan điểm cần phải nâng cao tính bảo mật khi áp dụng chương trình khoan hồng và những thông tin thu được từ các bên tham gia thỏa thuận. Trong thực tế, ở các quốc gia phát triển như Mỹ và EU, hoạt động bảo mật thông tin được sử dụng khá thường xuyên và rất hiệu quả. Đối với Việt Nam, việc bảo mật thông tin còn rất lỏng lẻo. Vô hình chung điều đó đã gây ra tâm lý lo ngại và cảnh giác của đối tượng muốn ra trình báo, và có thể làm giảm động cơ hợp tác với các cơ quan điều tra. Ông Trường cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải có các chương trình bảo vệ nhân chứng vì đó cũng là một yêu cầu của việc bảo mật thông tin trong quy trình xét hưởng khoan hồng.


Ông Phan Công Thành cho rằng không nên xem nhẹ tính nghiêm khắc của các hình thức chế tài đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khi các chế tài xử lý được quy định càng chặt chẽ và nghiêm minh thì khi bị phát hiện và khởi tố, các đối tượng tham gia thỏa thuận càng có nguy cơ bị nhận một mức xử phạt cao, và do đó, thiện chí khai báo và xin hưởng khoan hồng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, ông Thành cũng lưu ý việc phải tối đa hóa tính minh bạch và tính đảm bảo của các chương trình khoan hồng ngay cả khi cơ quan cạnh tranh đã tiến hành điều tra. Khi các bên tham gia thỏa thuận nhận thức được việc điều tra và những lợi ích có thể nhận được từ chính sách khoan hồng thì tính liên kết trong các thỏa thuận sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, mục đích của thỏa thuận từ đó sẽ không đạt được như kết quả ban đầu đề ra.


      Như vậy, trong không khí thảo luận sôi nổi, các đại biểu đều nhất trí việc áp dụng chính sách khoan hồng trong việc giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Buổi tọa đàm đã ghi nhận những ý kiến góp ý và trao đổi thẳng thắn, nhiệt tình từ phía các đại biểu.  
      download (Tài liệu tham khảo)   

                                                                                                         (Nguồn CCID-VCD)
    Kết quả tọa đàm chính sách cạnh tranh tháng 11 – 2008 với chủ đề ” Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ CARTEL”

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương