BVNTD

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ,vị trí độc quyền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh

29/06/2020

     Xuất phát từ đặc thù hoàn cảnh riêng, vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền nhằm bảo vệ cạnh tranh hiệu quả đã được đặt ra trong pháp luật cạnh tranh. Hành vi “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh” hay còn được biết đến với tên gọi hành vi định giá hủy diệt ([1]) có  tác động trực tiếp mang tính loại bỏ đối thủ cạnh tranh[2]. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã sử dụng sức mạnh thị trường của mình nhằm đẩy các doanh nghiệp có thị phần nhỏ vào một cuộc đua về giá trong một khoảng thời gian đủ để làm  suy yếu hoặc loại bỏ doanh nghiệp đối thủ ra khỏi thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền đã chọn cách bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình dưới giá thành toàn bộ trong một thời gian nhất định để chiếm lĩnh thị trường và đẩy doanh nghiệp đối thủ vào tình thế không thể cạnh tranh và bị loại ra khỏi thị trường. Sau khi loại bỏ được đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền sẽ thực hiện các hành vi thu lợi từ khách hàng bù lại những gì đã mất.

     Khi thực hiện hành vi trên, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hướng đến:

     Thứ nhất, đối tượng mà hành vi này nhắm đến là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh có thể là các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hoặc các đối thủ tiềm năng (bao gồm những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường khác và những nhà đầu tư có ý định tham gia vào thị trường liên quan của doanh nghiệp).

     Thứ hai, hành vi này có thể không đem lại lợi ích vật chất trực tiếp nhưng tạo cơ hội cho doanh nghiệp củng cố địa vị của mình trên thị trường bằng cách loại bỏ doanh nghiệp đối thủ. Sự ra đi hoặc việc từ bỏ ý định gia nhập thị trường của doanh nghiệp đối thủ sẽ giảm bớt sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời khách hàng sẽ mất đi cơ hội có được sự lựa chọn trong giao dịch trên thị trường liên quan.

     Ngay từ khi ra đời, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam đã có quy định kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bán dưới giá thành toàn bộ. Luật Cạnh tranh 2018 hiện hành, tại điểm a khoản 2 Điều 27, quy định cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp vị trí độc quyền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đây là quy định nhằm mục đích bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh để các chủ thể kinh doanh trên thị trường có thể cạnh tranh một cách công bằng, từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.

     So với Luật Cạnh tranh 2004, quy định kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bán dưới giá thành toàn bộ trong Luật Cạnh tranh 2018 đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn. Hành vi bán dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004 chỉ hoàn thành khi ít nhất có một doanh nghiệp bị loại khỏi thị trường. Khi hành vi hoàn thành, rât khó có thể khôi phục lại tình trạng cạnh tranh ban đầu của thị trường. Khác với điều này, Luật Cạnh tranh 2018 cho phép cơ quan cạnh tranh được quyền chủ động phân tích, đánh giá khả năng tác động của hành vi để từ đó có biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm.

     Ngoài ra, quy định của Luật Cạnh tranh 2018 cũng phù hợp thực tiễn hơn khi cho phép đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể để xác định một doanh nghiệp chiếm thị phần dưới 30% trên thị trường liên quan nhưng nếu có sức mạnh về tài chính, quy mô về vốn, lợi thế về công nghệ…được xác định có sức mạnh thị trường đáng kể thì được xác định là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khi đó việc bán sản phẩm dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thành toàn bộ để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu có bằng chứng chứng minh yếu tố dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

[1] Thuật ngữ chuyên ngành: predatory pricing.

[2] hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền xét về tính chất được chia làm hai nhóm gồm (i) nhóm hành vi mang tính bóc lột/trục lợi và (ii) nhóm hành vi có tính loại bỏ (để từ đó trục lợi).

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương