BVNTD

Liên minh Châu Âu tiến hành tham vấn công khai về vấn đề công nhận Kinh tế thị trường đối với Trung Quốc

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

EC đã đưa ra đề xuất lên Hội đồng Châu Âu và Quốc hội để xem xét liệu có công nhận quy chế KTTT cho Trung Quốc trước thời điểm tháng 12/2016. Khi EC đưa ra quyết định, EC sẽ đề xuất sửa đổi Quy định về Chống bán phá giá và chờ phê chuẩn của Quốc hội và Hội đồng Châu Âu. Hiện nay, việc liệu Trung Quốc có được tự động công nhận là có quy chế KTTT hay không bởi EU vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi và có nhiều quan điểm cho rằng còn chưa chín muồi để công nhận cho Trung Quốc. Do đó, cần thiết phải đạt được một quan điểm chung giữa các nước thành viên EU – mà hiện nay đã khá bị chia rẽ – về vấn đề này. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét quan điểm của một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Brazil… và các đối tác lớn khác của Trung Quốc về vấn đề kinh tế thị trường của Trung Quốc như thế nào. Hoa Kỳ cho rằng khó có thể công nhận một nước có nền KTTT nếu chính phủ còn kiểm soát giá, nền kinh tế tổ chức tập trung và được chính phủ tài trợ nhiều.[1]

Nhiều nước thành viên EU đã có quan điểm khá trái chiều về vấn đề quy chế kinh tế thị trường của Trung Quốc. Theo công ty tình báo địa chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ Stratfor[2], Ý có thể sẽ phản đối việc công nhận kinh tế thị trường của Trung Quốc vì quan ngại của nước này về cạnh tranh với ngành thép của Trung Quốc. Trong khi đó, Anh thì rất có thể sẽ ủng hộ việc công nhận kinh tế thị trường cho Trung Quốc vì chiến lược của London trong việc tìm kiếm các lợi ích trong tương laai từ mối quan hệ đang phát triển với Bắc Kinh. Như vậy, hiện tại đang có hai luồng ý kiến khác nhau từ các nước thành viên EU, trong đó Đức, Hà Lan và Anh ủng hộ việc công nhận kinh tế thị trường của Trung Quốc (Đức ủng hộ về nguyên tắc nhưng vẫn muốn bảo vệ các ngành nhạy cảm của mình) trong khi các nước khác, dẫn đầu bới Ý, thì không[3]. Sự khác biệt giữa các nước thành viên có thể khiến việc đưa ra quyết định của EU thêm khó khăn.

Ngoài các nước thành viên, thì công chúng và các bên liên quan cũng có quan điểm khá rõ ràng. Phía các chuyên gia pháp lý thương mại cho rằng không có lý do gì để công nhận kinh tế thị trường Trung Quốc bởi vì Trung Quốc đã không cho thấy tuân theo những quy định để được công nhận, một trong số đó là giá cả được xác định theo thị trường. Ví dụ, trong một tranh luận tại Quốc hội vào ngày 12 tháng 01 vừa qua[4], luật sư Châu Âu Bernard O’Connor cho rằng Trung Quốc mới chỉ đáp ứng một hoặc 2 tiêu chí, nhưng không đáp ứng đa số các tiêu chí”. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 6 năm 2015[5], Ngân hàng Thế giới cũng đã chỉ ra rằng thay vì cải thiện nền tảng để phát triển tài chính, Trung Quốc đã can thiệp sâu và trực tiếp vào việc phân bổ nguồn lực thông qua việc kiểm soát giá, bảo lãnh, hướng dẫn tín dụng, sở hữu các tổ chức tài chính và các chính sách điều tiết. Ngân hàng Thế giới nhận xét: “sự can thiệp như vậy không phù hợp với những nền kinh tế thị trường hiện đại”. Theo ông Guy de Jonquièreschuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Châu Âu về kinh tế chính trị quốc tế tại Brussels – cho rằng: Câu trả lời không đơn giản là Có hay Không công nhận KTTT đối với Trung Quốc. Các quy định của WTo đã chỉ ra rằng các nhà xuất khẩu phải đáp ứng điều kiện của các nước nhập khẩu và chứng minh được là mình hoạt động trong một nền KTTT, như được quy định tại luật và điều lệ của mỗi nước nhập khẩu. Một số Thành viên WTO đã công nhận KTTT cho Trung Quốc vào cuối năm nay và đe dọa sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu điều này không được thực hiện. Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tiến hành một vụ giải quyết tranh chấp tại WTO đối với Hoa Kỳ và EU nếu họ còn tiếp tục kìm hãm không công nhận KTTT cho Trung Quốc sau thời gian đó. Trung Quốc cũng có thể tìm cách trả đũa bằng cách tiến hành các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với Hoa Kỳ và EU và có thể bằng những hành động chống lại các công ty con của Hoa Kỳ và EU đang hoạt động tại Trung Quốc. Nếu việc này xảy ra, thì sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.[6]

Câu hỏi liệu có công nhận KTTT đối với Trung Quốc tại WTO vào lúc này đang được đặt lên hàng đầu và về cơ bản điều này có thể thay đổi mối quan hệ của EU với đối tác thương mại lớn thứ hai của mình. Do các doanh nghiệp Châu Âu lo ngại rằng việc công nhận KTTT cho Trung Quốc có thể khiến nền kinh tế Châu Âu phải trả giá bằng việc mất hàng tỷ Euro doanh thu và đe doạ đến công ăn việc làm, đây sẽ là vấn đề chính sách thương mại trọng tâm trong năm 2016. Một nghiên cứu của Viện chính sách kinh tế (EPI)[7] cho thấy lượng nhập khẩu tăng trong trường hợp công nhận KTTT cho Trung Quốc sẽ cắt giảm sản lượng đầu ra của EU tới €114 tỷ- €228 tỷ mỗi năm, tương đương với việc giảm 1-2% GDP của EU, điều này dẫn đến khoảng 1.7 đến 3.5 triệu việc làm có thể bị mất trong các ngành công nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu, các nhà cung cấp và các công ty phụ thuộc vào tiền lương của những người lao động mất việc. Hiện nay, ngành công nghiệp EU đã mất hàng ngàn công ăn việc làm, phần lớn là do sự tác động của năng suất dư thừa từ Trung Quốc và hệ quả là phá giá. Các ngành công nghiệp EU bị ảnh hưởng bao gồm phụ tùng động cơ xe, thép, gốm sứ, thuỷ tinh, nhôm, xe đạp và nhiều ngành khác. Có quan điểm cho rằng công nhận quy chế KTTT cho Trung Quốc cũng tương đương với việc cấp phép không giới hạn cho hàng hóa nước này bán phá giá.[8]

Hiện nay dường như đang có 3 lựa chọn. Hoặc là EC không làm gì cả (điều này rất khó xảy ra), hoặc đối xử với Trung Quốc như bất kỳ quốc gia khác được công nhận KTTT và thay đổi phương pháp mà các biện pháp chống bán phá giá đã được tính toán, bao gồm những quy định về ‘quốc gia thay thế[9] (cũng khó xảy ra vì khả năng ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của EU). Lựa chọn thứ ba là EC có thể lựa chọn một giải pháp thoả hiệp đó là công nhận KTTT đối với nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới, nhưng sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng vệ thương mại cho một giai đoạn chuyển tiếp. Rõ ràng cần có những phân tích sâu rộng được thực hiện cho mỗi kịch bản nói trên.

(tổng hợp từ

http://usa.chinadaily.com.cn/world/2016-02/11/content_23450070.htm,

http://brussels.ftistratcomm.com/2016/02/17/market-economy-status-for-china-where-are-we-heading/

http://sputniknews.com/business/20160208/1034421160/stratfor-eu-china-economy.html

https://www.euractiv.com/section/trade-society/news/meps-braced-for-fight-over-granting-china-market-economy-status/

https://euobserver.com/eu-china/131801)

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)



[1] https://euobserver.com/eu-china/131801

[2] Stratfor: Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược, một công ty tình báo tư nhân.

[3] https://www.euractiv.com/section/trade-society/news/meps-braced-for-fight-over-granting-china-market-economy-status/

[4] Các thành viên Uỷ ban Châu Âu (MEPs) tổ chức buổi  tranh luận tại College of Commissioners.

[5] https://www.euractiv.com/section/trade-society/news/meps-braced-for-fight-over-granting-china-market-economy-status/

[6] Theo Borderlex.eu ngày 22/1/2016

[7] Economic Policy Institute là cơ quan độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington-Hoa Kỳ.

[8] https://www.euractiv.com/section/trade-society/news/meps-braced-for-fight-over-granting-china-market-economy-status/ Theo Milan Nitzschke tilAEGIS Europe: m ctiv.com/section/trade-sđEGIS Europe: m cti 30 ngành srope: m ctiv.com/section/trade-

[9] ‘analogue country’ Nước tương tự theo cách dùng của EU hay Nước thay thế theo cách dùng của Mỹ là nước thứ ba có nền kinh tế thị trường được dùng để xác định giá thông thường của sản phẩm điều tra trong các vụ kiện mà nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market).

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương