BVNTD

Mô hình trả thưởng “nhị phân” trong kinh doanh đa cấp

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Kế hoạch trả thưởng là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành bại của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đa cấp. Kế hoạch trả thưởng là một hệ thống các quy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp điều chỉnh việc trả hoa hồng hoặc tiền thưởng cho những người tham gia vào hệ thống tham gia của doanh nghiệp. Có rất nhiều kế hoạch trả thưởng, có loại tập trung vào trả thưởng cho việc bán hàng trong khi có loại lại dành phần lớn tiền thưởng của mình đối với việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ. Chính vì kế hoạch trả thưởng quyết định hoa hồng và tiền thưởng mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ chi trả cho người tham gia nên nó có ảnh hưởng lớn tới thái độ của người tham gia trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kể từ khi hình thành cho tới nay đã có rất nhiều kế hoạch trả thưởng được các công ty bán hàng đa cấp áp dụng. Tuy nhiên, theo thống kê các chuyên gia trên thế giới trong lĩnh vực bán hàng đa cấp thì hiện tại đang tồn tại 4 kiểu kế hoạch trả thưởng chính đó là: Kế hoạch trả thưởng bậc thang ly khai; Kế hoạch trả thưởng ma trận; Kế hoạch trả thưởng đều tầng; và Kế hoạch trả thưởng nhị phân.

Tại Việt Nam, hiện đang có hơn 40 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và hoạt động hợp pháp. Qua tìm hiểu, mỗi công ty có sử dụng mô hình trả thưởng khác nhau thuộc một trong bốn kế hoạch đã nêu ở trên. Mỗi mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Thời gian gần đây, kể từ khi các phương tiện thông tin đại chúng rầm rộ đưa tin, bài về Công ty TNHH Agel Việt Nam như “Agel Việt Nam sụp đổ nhanh vì chụp giựt”, “Trắng tay vì bán hàng đa cấp” hay “Đằng sau việc đóng cửa Agel Việt Nam”…thì nhiều người tham gia bán hàng đa cấp, các học giả, các nhà nghiên cứu mới quan tâm nhiều đến các mô hình trả thưởng đang được các công ty bán hàng đa cấp áp dụng, đặc biệt là mô hình nhị phân.

Mô hình nhị phân là gì?

Mô hình trả thưởng nhị phân là một dạng của kế hoạch trả thưởng ma trận nhưng người tham gia chỉ được bảo trợ 2 người tham gia cấp 1, tạo ra hai nhánh của mạng tham gia cấp dưới và xây dựng mạng lưới trên hai nhánh này.


            Trong sơ đồ nhị phân, bạn có 2 nhánh gọi là “chân”, khi bạn đăng kí người mới vào nhóm của bạn, bạn có thể đặt họ vào chân trái hoặc chân phải, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của từng công ty, có công ty không cho phép bạn thực hiện việc này, mà việc đặt người mới tham gia và nhánh trái hay phải là do người bảo trợ của bạn thực hiện. Chiều dài của các nhánh thường là không bị giới hạn.

Nhánh mạnh (Chân mạnh/Power Leg): Thông thường nhánh mạnh bạn không nhất thiết phải xây dựng, vì tuyến trên của bạn sẽ thêm người vào nhánh này, bởi anh ta cũng đang xây dựng 2 nhánh của chính anh ta.

Nhánh yếu (chân yếu/Paid Leg): Bạn sẽ chịu 100% trách nhiệm phát triển nhánh này, đây là cơ sở để tính hoa hồng của bạn. Một yêu cầu bắt buộc với mô hình nhị phân là khi bạn đáp ứng được yêu cầu cân chân (hai nhánh bằng nhau) bạn mới có thể nhận được thu nhập, nghĩa là bạn chỉ có thể nhận được hoa hồng dựa trên tổng doanh số của nhánh yếu. Đây mới là nhánh do bạn thực sự xây dựng và bạn nhận được thu nhập từ những người trong nhánh này.

Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của từng công ty, có công ty sẽ cố định các nhánh này, nhưng cũng có công ty cho phép bạn thay đổi, họ chỉ quan tâm đến mỗi kỳ tính hoa hồng, nhánh nào có doanh số bán hàng thấp hơn sẽ coi đó là nhánh yếu và ngược lại.

 

Mô hình nhị phân có đặc trưng gì?

Mô hình này cho phép người tham gia có nhiều hơn một vị trí trong mạng lưới, có thể từ 2 tới 7 vị trí. Những kế hoạch trả thưởng khác chỉ cho phép người tham gia có một vị trí duy nhất trong mạng lưới. Điều này có nghĩa là người tham gia A có thể bảo trợ 2 người tham gia cấp 1 của mình là B và C. Sau đó A có thể tự đăng ký mình vào mạng lưới dưới vị trí của B hoặc C.

Để nhận được hoa hồng, lợi ích kinh tế, người tham gia phải tạo ra khối lượng bán hàng cân bằng nhau giữa hai nhánh. Ví dụ nếu nhánh B của người tham gia bán được 1000 đơn vị sản phẩm nhưng ở nhánh C không bán được đơn vị sản phẩm nào thì người tham gia này không được nhận hoa hồng. Hoặc nếu nhánh B bán được 1000 đơn vị sản phẩm (hoặc 1000 CV – đơn vị tính điểm thưởng) và nhánh C bán được 400 đơn vị sản phẩm thì người tham gia sẽ chỉ nhận được hoa hồng tại điểm cân bằng là 400 đơn vị sản phẩm, số tiền hoa hồng chỉ được tính dựa vào kết quả bán hàng trên 800 đơn vị sản phẩm (400 ở nhánh B và 400 ở nhánh C) chứ không phải trên 1400 đơn vị sản phẩm (tổng của hai nhánh).

Điểm đặc biệt đối với kế hoạch trả thưởng này là hoa hồng mà người tham gia được hưởng không bị giới hạn bởi chiều sâu như các kế hoạch trả thưởng khác.

Đây có phải là mô hình trả thưởng bất chính?

Ngay từ khi ra đời, mô hình trả thưởng này đã gây ra nhiều tranh cãi, đã có quốc gia ban đầu họ đã cấm các doanh nghiệp sử dụng mô hình trả thưởng này vì họ cho rằng đây là mô hình trả thưởng bất chính, vì mô hình này trả thưởng cho người tham gia chủ yếu dựa vào việc dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng chứ không phải dựa và kết quả bán hàng của họ, tuy nhiên, về sau các quốc gia này cũng đã thừa nhận đây là một mô hình trả thưởng hợp pháp vì các nhà chức trách không chứng minh được đây là mô hình bất chính, bị cấm theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ và các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy tắc 70 (tức là 70% lượng hàng mua từ công ty bán hàng đa cấp phải được bán cho người tiêu dùng cuối cùng). Tại Hoa Kỳ, Luật Chống kinh doanh theo mô hình kim tự tháp năm 2003 quy định “Kinh doanh đa cấp bất chính (pyramid promotional schemes) là một mô hình trong đó người tham gia quan tâm đến quyền nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển dụng người mới tham gia vào mạng lưới hơn là tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho những người tham gia hoặc bởi những người tham gia cho người khác”

Mặc dù pháp luật không có các quy định cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp sử dụng mô hình nhị phân để trả thưởng, nhưng theo quan điểm của tác giả, pháp luật cần phải có những quy định để hạn chế doanh nghiệp sử dụng mô hình này hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải có cơ chế giám sát không cho người tham gia được đầu tư nhiều mã số.

Đối với người tham gia, một điểm quan trọng mà người tham gia cần phải chú ý đối với kế hoạch trả thưởng nhị phân là việc xếp người. Nếu một người tham gia có hai trợ thủ đắc lực mà anh ta lại xếp hai người này vào cùng một nhánh thì kết quả là anh ta hầu như không thu được tiền hoa hồng từ mạng lưới của mình vì sẽ xuất hiện trường hợp một nhánh có doanh thu quá lớn trong khi nhánh còn lại lại có doanh thu nhỏ, để có thể được nhận hoa hồng các nhà phân phối ở tuyến trên phải thường xuyên thực hiện việc cân chân, nghĩa là phải tự mình bỏ tiền để đầu tư nhiều mã số ở nhánh yếu cho bằng nhánh mạnh hoặc là phải tuyển dụng các nhà phân phối mới gắn vào nhánh yếu và dụ dỗ họ mua hàng để cân chân. Hệ quả của việc này là nhiều người đã đầu tư một lượng lớn tiền để mua sản phẩm nhưng sản phẩm thì không bán lại được cho người tiêu dùng nên đã mất tiền hoặc khi doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động thì người tham gia phải chịu thiệt thòi lớn.

Trung Thướng

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương